Một số thiếu sót, tồn tại cần phải khắc phục

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác cung ứng và sử dụng vật tư tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại sơn thủy (Trang 33 - 35)

Ngoài những ưu điểm trên, công ty vẫn còn một số thiếu sót tồn tại cần khắc phục để hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu.

- Về công tác xây dựng định mức.

Công tác xây dựng định mức hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, bởi sản phẩm của công ty nhiều chủng loại, đôi khi đơn hàng không cố định. Bảng kê định mức tiêu hao NVL của công hiện có đã được xây dựng khá lâu rồi. Hơn nữa, sản phẩm lại đòi hỏi độ chính xác và chất lượng đạt tiêu chuẩn. Do đó, nhiều nguyên vật liệu sử dụng quá định mức cho phép gây lãng phí khó kiểm soát. Việc xây dựng và sửa đổi định mức vẫn chưa bám sát điều kiện thực tế, đặc biệt là về máy móc thiết bị, tổ chức sản xuất và trình độ lao động.

- Về công tác mua sắm nguyên vật liệu.

Việc mua sắm nguyên vật liệu của công ty vẫn thực hiện theo cách bị động. Đó là khi kiểm kê thấy nguyên vật liệu gần hết hoặc hết mới bắt đầu tổ chức mua sắm nguyên vật liệu. Như vậy, việc này sẽ gây cho công ty gặp khó khăn trong việc mua sắm. Khi gần hết nguyên vật liệu thì thời gian gấp rút, công ty vừa phải lên danh sách nguyên vật liệu thiếu cần mua, vừa phải liên lạc với bên cung cấp, ký hợp đồng. Nếu chậm chễ thì sẽ gây gián đoạn cho quá trình sản xuất, ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu bên cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên của công ty không kịp thời có nguyên vật liệu thì công ty bắt buộc phải tìm nhà cung cấp tạm thời để cung cấp ngay lượng nguyên vật liệu còn thiếu. Điều này sẽ gây bất lợi cho công ty. Nếu nhà cung cấp tạm thời này yêu cầu giá cao, vậy sẽ làm cho giá thành nguyên vật liệu của sản phẩm tăng, dẫn tới lợi nhuận của công ty giảm….

- Về công tác nhập kho nguyên vật liệu.

Việc kiểm tra số lượng, quy cách, phẩm chất của vật tư không được ghi vào văn bản kiểm kê nghiệm vật tư do đó sẽ khó trong việc quy hết trách nhiệm trong việc bảo quản và thanh toán.

- Về hệ thống sổ kế toán.

Hệ thống sổ kế toán tương đối đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên, nhìn chung công ty chưa mở sổ: sổ đăng ký chứng từ, ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian (Nhật ký). Do đó việc quản lý lượng chứng từ ghi sổ vẫn chưa chặt chẽ. Khi nhập lại nguyên vật liệu xuất thừa không dùng hết phải lập riêng một chứng từ ghi sổ.

- Về ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu.

Công nhân vẫn chưa có ý thức tiết kiệm triệt để nguyên vật liệu, do đó vẫn còn gây lãng phí nguyên vật liệu.

Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ

THƯƠNG MẠI SƠN THỦY.

Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác cung ứng và sử dụng vật tư.

Vật tư là mấu chốt tạo ra thành công cho công ty. Ví dụ điển hình là nhà máy bia Hà Nội có lợi thế từ những nguồn giếng nước và bí quyết ủ men đã tạo nên làn sống mạnh mẽ trên khắp nước Việt Nam. Để đến nay đã tự tin mà khẳng định rằng “ Bia Hà Nội- Bia của người Hà Nội”. Hay hãng coca – cola nắm được bí quyết về pha chế, đã giúp hãng trở thành hãng sản xuất nước giải khát lớn nhất thế giới và các chi nhánh có trên 200 nước. Như vậy, làm tốt khâu cung ứng và sử dụng vật tư là bước đầu tạo ra thế cạnh tranh cho sản phẩm và là yếu tố quan trọng tạo uy tín cho doanh nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, xí nghiệp cần phát huy những ưu điểm sẵn có của mình đồng thời khắc phục những điểm còn tồn tại trong công tác đảm bảo quản lý nguyên vật liệu. Để nhằm tăng cường hoàn thiện công tác đảm bảo, quán lý nguyên vật liệu ở công ty sản xuất và cung ứng vật tư, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất về phương hướng và giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác cung ứng và sử dụng vật tư tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại sơn thủy (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w