Khảo sát, đo lưu lượng mạch lộ bằng thùng định lượng; ván đo

Một phần của tài liệu Danh Muc_10_2010_TT-BTNMT (Trang 117)

1. Ngoại nghiệp:

- Chuẩn bị tài liệu, bản đồ, sổ sách, dụng cụ đo đạc; - Lộ trình, khảo sát theo các tuyến đã định;

- Dọn sạch mạch lộ;

- Mô tả mạch lộ theo quy định, ghi chép vào nhật ký, gồm: số hiệu điểm lộ, vị trí địa lý, tọa độ (đo bằng GPS cầm tay), đặc điểm địa hình địa mạo nơi xuất lộ nước, xác định đặc điểm xuất lộ (chảy lên hay chảy xuống; nước chảy thành dòng lớn, nhỏ hoặc thấm rỉ), thành phần đất đá nơi nước xuất lộ, xác định tính chất vật lý của nước (màu, mùi, vị, độ trong, đo độ pH bằng giấy quỳ), đo nhiệt độ nước và không khí;

- Lấy mẫu nước theo yêu cầu kỹ thuật;

- Đo lưu lượng mạch lộ bằng thùng định lượng; ván đo, gồm:

+ Dọn sạch mạch lộ, đắp chặn dòng chảy để dòng chảy tập trung vào một nơi;

+ Lựa chọn dung tích thùng định lượng, sao cho thời gian đầy thùng đủ để loại bỏ sai số đo; đối với ván đo, lựa chọn loại ván phù hợp với lưu lượng mạch lộ;

+ Dùng máng hoặc ống dẫn nước vào thùng định lượng hoặc đặt ván vuông góc với hướng dòng chảy, ngưỡng ván phải bằng hoặc cao hơn mực nước;

+ Bấm thời gian đầy thùng hoặc đo chiều cao cột nước chảy qua ván sau khi nước chảy qua ván đã ổn định;

+ Đo lưu lượng 3 lần rồi lấy giá trị trung bình (đối với trường hợp đo lưu lượng bằng ván); + Tính toán lưu lượng và ghi chép vào nhật ký;

+ San lấp, trả lại mặt bằng như cũ, làm vệ sinh môi trường. - Di chuyển đến vị trí đo và quay về chỗ ở.

2. Nội nghiệp:

- Hoàn thiện các tài liệu thực địa, vào sổ trong phòng, đưa mạch lộ lên bản đồ; - Tính toán lưu lượng, lập phiếu mạch lộ;

- Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ thiết bị; dụng cụ văn phòng.

Một phần của tài liệu Danh Muc_10_2010_TT-BTNMT (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w