Dòng đầu tư từ Malaysia ra các quốc gia khác

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư của malaysia (Trang 29 - 33)

IV. DÒNG ĐẦU TƯ

2. Dòng đầu tư từ Malaysia ra các quốc gia khác

Malaysia có dòng vốn đầu tư chảy vào hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. ASEAN là điểm đầu tư lớn nhất của Malaysia (chiếm 33,8%) với quốc gia nhận được lượng vốn lớn nhất là Singapore (chiếm 32,16%). Lượng vốn Malaysia đầu tư vào các nước ASEAN tăng từ 0,4 tỷ MYR lên đến 3 tỷ MYR. Sau khi hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính, tổng lượng vốn Malaysia đầu tư vào ASEAN dù dao động nhưng vẫn tăng lên 7,9 tỷ MYR vào. Tuy nhiên nguồn vốn Malaysia đầu tư vào các nước ASEAN sụt giảm nhanh chóng chỉ còn 6,5 tỷ MYR (chiếm 4,56%). Ngay cả tỉ trọng vốn đầu tư ra nước ngoài của Malaysia vào một số đối tác quan trọng khác cũng giảm mạnh như: Hồng Kong, Nhật Bản, EU-15. Các dòng vốn của Malaysia có xu hướng đổ về Labuan ngày càng lớn (chiếm 85,59%). Labuan là một lãnh thổ Liên Bang của Malaysia, được biết đến như một trung tâm tài chính và thương mại quốc tế. Các công ty của Malaysia khi đầu tư vào đây sẽ được miễn nhiều loại thuế, vị trí địa lí không quá cách biệt. Hơn nữa Labuan còn nằm sát Brunay, một đất nước giàu có với thu nhập cao hay sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Labuan. Malaysia cũng tiến hành tìm kiếm cư hội đầu tư tại một số nước phát triển như Mỹ, Vương quốc Anh, Hà Lan và cả một số nước đang phát triển tại châu Phi. Malaysia được coi là một trong 10 nguồn đầu tư lớn nhất vào châu Phi.

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Malaysia vào Việt Nam trong năm 2018 đạt 435,54 triệu USD. Với mức đầu tư này, Malaysia đứng thứ 12 trong số 108 nước

20/12/2018, Malaysia có 41 dự án đầu tư mới tại Việt Nam với tổng số vốn 254,76 triệu USD. Bên cạnh đó, nước này có 13 dự án (tại Việt Nam) được điều chỉnh tăng vốn với quy mô đạt 27,47 triệu USD và 167 lượt mua góp vốn, mua cổ phần với tổng lượng vốn 153,31 triệu USD. Tính lũy kế đến ngày 20/12/2018, Malaysia có 586 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đạt 12,478 tỷ USD, đứng thứ tám trong tổng số 129 nền kinh tế rót vốn FDI vào Việt Nam. Về trao đổi thương mại song phương, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Malaysia năm 2018 tăng hơn 14% so với năm 2017, lên gần 11,5 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Malaysia đạt 7,45 tỷ USD, tăng hơn 27%, trong khi xuất khẩu vào thị trường này giảm sút và chỉ đạt 4,047 tỷ USD, khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam với Malaysia vọt lên hơn 3,4 tỷ USD trong năm ngoái.

2.2. Các ngành đầu tư chính

Malaysia đầu tư ra nước ngoài chủ yếu vào các ngành dịch vụ, tiện ích, sản xuất chế tạo, sản xuất dầu và khí đốt. Những ngành này chiếm đến khoảng 92% vốn đầu tư của Malaysia ra nước ngoài. Ngân hàng Negara Malaysia đã thống kê rằng trong đầu tư vào các ngành dịch vụ thì chiếm tỉ trọng cao nhất là các dịch vụ tài chính, bảo hiểm và kinh doanh (43%), tiếp đến là giao thông vận tải và truyền thông (20%), tiện ích - cung cấp gas, điện và nước (20%), thương mại bán lẻ, khách sạn nhà hàng (12%). Đầu tư vào sản xuất chế biến ở nước ngoài chủ yếu vào 3 ngành chính: chế tạo sản phẩm kim loại, máy móc, thiết bị (48%); thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (14%); hóa chất và dầu khí liên quan đến ngành công nghiệp (10%). Các công ty Malaysia khá quan tâm đến việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế biến chủ yếu là do chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Việc đầu tư vào các ngành giao thông vận tải và viễn thông được đầu tư chủ yếu bởi các công ty có liên doanh với các công ty nước ngoài tại các nước Indonesia, Thái Lan, Pháp, Sri Lanka và Bangladesh. Việc đầu tư vào đây được thúc đẩy bởi tiềm năng phát triển cùng mối quan hệ sẵn có tại thị trường các nước này.

Malaysia đầu tư vào ngành khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản ở nước ngoài chủ yếu thông qua hoạt động của tập đoàn dầu khí quốc gia PETRNAS. Việc đầu tư dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có từ ngành khai thác và chế biến gas và khí đốt từ công nghiệp nội địa. Dựa trên nhu cầu ngày càng tăng của thế giới về năng lượng, tập đoàn này đã đặt ra cho mình chiến lược đầu tư và mở rộng ra toàn cầu. Malaysia cũng có đầu tư vào nông nghiệp và chủ yếu là đầu tư vào cọ. Trong hơn một thập kỉ, Malaysia trở thành điểm đến của dòng vốn đầu tư của Malaysia trong việc canh tác cọ lấy dầu. Với việc nhu cầu dầu cọ trên thế giới đang tăng lên, các công ty Malaysia lại có đủ kinh nghiệm và công nghệ trong chế biến dầu cọ nên các dự án đầu tư tiếp tục tăng cả về số lượng và quy mô. Về lĩnh vực xây dựng, Malaysia chủ yếu đầu tư vào các quốc gia đang phát triển tại châu Á, châu Phi mà chủ yếu là Ấn Độ, Nam Phi, Trung Quốc, Campuchia và Indonesia. Dựa vào những kinh nghiệm xây dựng dân dụng trong nước, mặc dù gặp phải nhiều cạnh tranh, các công ty của Malaysia đã thành công trong việc đầu tư xây dựng các công trình lớn như đường sá, cầu, hải cảng, sân bay cũng như việc xây dựng các khu đô thị và hệ thống cung cấp điện nước.

2.3 Các công ty của Malaysia đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài của Malaysia chủ yếu qua hình thức công ty mẹ đầu tư vào các công ty con hay chi nhánh hoặc mở rộng các chi nhánh ra nước ngoài. Tập đoàn dầu khí

gia lớn nhất thế giới, được xếp hạng dựa theo tài sản tại nước ngoài vào năm 2004. Ngoài ra Malaysia có 6 công ty thuộc top 100 công ty xuyên quốc gia lớn nhất của các nước đang phát triển, xếp hạng dựa trên tài sản tại nước ngoài. Điều thú vị là có đến 4 trong 6 công ty này là liên doanh với Chính phủ Ngoài ra một số công ty khác của Malaysia đầu tư ra nước ngoài để có được nguồn nguyên liệu giá rẻ rồi chuyển về nước để chế biến. Điển hình là 2 công ty Felda và KL Kepong của Malaysia. Hai công ty này đầu tư sang Indonesia nơi giá đất và nhân công khá rẻ để trồng cọ rồi xuất khẩu lại trở về nước sau đó chế biến sản phẩm rối xuất khẩu sang Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư của malaysia (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w