CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu CONG BAO SO 29+30 (T9_2012)(1) (Trang 30 - 34)

Thực hiện Đề án phát triển các ngành sản xuất công nghiệp có tiềm năng thế mạnh của tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 tập trung vào 8 nhóm giải pháp; trong đó xác định các giải pháp tạo đột phá là: Giải pháp về đầu tư hạ tầng, giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cụ thể:

1. Giải pháp về công tác quy hoạch

- Tập trung đẩy nhanh công tác quy hoạch đối với từng lĩnh vực cụ thể làm tiền đề cho việc định hướng sản xuất công nghiệp trong những năm tới trong đó quy hoạch các loại khoáng sản, quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản, quy hoạch các khu cụm công nghiệp, quy hoạch nguồn nhân lực.

- Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiệc quy hoạch cho từng lĩnh vực trong thời gian tới.

- Phấn đấu đến hết năm 2015 lấp đầy khu công nghiệp Bình Vàng và các cụm công nghiệp đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng.

2. Giải pháp về vốn

- Lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, quyết tâm cao bỏ vốn đầu tư san lấp, xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong khu, cụm công nghiệp. Tranh thủ các nguồn vốn Trung ương và ngân sách tỉnh ưu tiên hàng năm hỗ trợ nguồn vốn thực hiện công tác

giải phóng mặt bằng và hỗ trợ đền bù, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để phát triển các ngành sản xuất công nghiệp có tiềm năng thế mạnh của tỉnh .

- Tăng nguồn kinh phí khuyến công địa phương hàng năm, để hỗ trợ các cơ sở chế biến nông lâm sản, thực phẩm trên địa bàn: Đổi mới công nghệ, đào tạo nghề, xử lý môi trường...

- Kêu gọi vốn ODA đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư phát triển các ngành sản xuất công nghiệp có tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

- Thực hiện tốt các quy định và chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của nhà nước, của tỉnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đa dạng hoá nguồn vốn và hình thức đầu tư vào phát triển công nghiệp. Đảm bảo các điều kiện pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

- Thực hiện đầu tư tập trung, có trọng điểm; chủ động tìm nhiều giải pháp huy động vốn, đặc biệt nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Xây dựng được môi trường sản xuất kinh doanh ít độc quyền, công khai, minh bạch.

- Xây dựng danh mục các dự án gọi vốn đầu tư, cung cấp các thông tin chi tiết về từng dự án và các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh cho các nhà đầu tư kịp thời, công khai và minh bạch.

3. Giải pháp về xây dựng hạ tầng và tạo mặt bằng thu hút nhà đầu tư

- Tập trung làm tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng để mời gọi, thu hút nhà đầu tư. Huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội trong đó có phát triển hạ tầng giao thông.

- Đặc biệt bố trí ngân sách địa phương xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào (điện, giao thông, cấp thoát nước...) kịp thời, đồng bộ với tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào các khu, cụm công nghiệp.

- Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong khu, cụm công nghiệp.

4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, từng bước làm chủ việc thăm dò và khai thác, chế biến khoáng sản, xây dựng và vận hành các dự án thủy điện.

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp. Chú trọng đào tạo lao động cung ứng cho các ngành nghề mới; đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp.

- Kết hợp đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề với việc đào tạo nghề ngắn hạn nhằm cung cấp kịp thời lao động cho sản xuất công nghiệp.

- Chú trọng đào tạo nghề cho lao động ở các khu vực có đất bị thu hồi chuyển thành các khu, cụm công nghiệp.

- Quy hoạch hệ thống đào tạo - dạy nghề. Củng cố và nâng cao các trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh. Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm.

5. Giải pháp về thị trường

- Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia giới thiệu quảng bá sản phẩm của mình tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh phát triển thị trường cho các sản phẩm công nghiệp của tỉnh.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu, dự báo của các cơ quan chức năng cung cấp công khai các thông tin kinh tế, thị trường đến doanh nghiệp, tư vấn thị trường tiêu thụ sản phẩm giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành chiến lược đầu tư, sản xuất kinh doanh.

- Từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp đủ mạnh ở cấp độ khu vực và quốc tế, xây dựng hệ thống tiêu thụ và phân phối sản phẩm nhằm phát triển và giữ vững thị phần trong nước và quốc tế.

6. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ

- Ưu tiên lựa chọn thiết bị, công nghệ mới theo hướng sản xuất sạch với các tiêu chí năng suất cao, ít tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng, bảo đảm an toàn và thân thiện với môi trường sinh thái. Coi trọng và đẩy mạnh việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn trong sản xuất để vừa nâng cao hiệu quả sản xuất vừa cải thiện và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực quản lý.

- Lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với quy mô và tính chất của nguyên liệu đối với các dự án đầu tư mới. Đảm bảo yêu cầu xử lý tốt chất thải của các các dự án, đảm bảo môi trường sinh thái, phát triển bền vững và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

- Đảm bảo vốn đầu tư cho khoa học - công nghệ từ các nguồn (ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, vốn của các tổ chức tài chính, tài trợ của các tổ chức quốc tế và nước ngoài).

- Đối với các dự án đầu tư mới cần áp dụng công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu.

- Kinh phí sự nghiệp KHCN của tỉnh hỗ trợ hàng năm cho phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin của tỉnh phục vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ, quản lý vĩ mô và hoạt động kinh doanh.

- Đưa công tác thẩm định công nghệ vào nề nếp, đảm bảo quyền lợi của bên bán công nghệ và các doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ, thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Chính phủ về chuyển giao công nghệ.

7. Giải pháp bảo vệ môi trường

- Triển khai thực hiện tốt chính sách di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp vào trong các khu, cụm công nghiệp để thuận lợi cho việc kiểm soát và khắc phục tình trạng ô nhiễm.

- Tiến hành đánh giá cụ thể hiện trạng môi trường đối với các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất đang hoạt động để có phương án xử lý chung trên địa bàn cũng như từng khu vực. Định kỳ quan trắc, phân tích thành phần các chất thải độc hại.

- Quy hoạch thoát nước cho khu, cụm công nghiệp phải tính đến nguồn tiêu nước cụ thể. Áp dụng 02 hệ thống xử lý nước thải: Hệ thống xử lý nước tại chỗ cho từng nhà máy và Hệ thống xử lý chung của khu, cụm công nghiệp.

8. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý ngành công nghiệp

- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính mà trước hết là cải cách thủ tục hành chính. Thống nhất một đầu mối quản lý nhà nước là Sở Công thương. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của cán bộ quản lý nhà nước.

- Thực hiện tốt công tác rà soát quy hoạch, xử lý chồng lấn giữa các quy hoạch. Quy hoạch ngành công nghiệp cần được chú trọng, cập nhật thường xuyên, quán triệt, tổ chức thực hiện thống nhất từ tỉnh đến các doanh nghiệp.

- Tiếp tục phân cấp giữa tỉnh, ngành và huyện, thành phố trên cơ sở gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với quyền lợi. Tăng cường chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, cơ chế đã ban hành.

- Hoàn thiện các quy hoạch trong các lĩnh vực công nghiệp làm cơ sở để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý và triển khai có hiệu quả các quy hoạch đã được phê duyệt.

- Ban hành các cơ chế chính sách đủ mạnh để thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm năng về vốn, kỹ thuật công nghệ, năng lực đầu tư phát triển các ngành sản xuất công nghiệp có tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

- Công bố công khai và tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển ngành công nghiệp; tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành chức năng và các doanh nghiệp; nâng cao vai trò tham mưu tư vấn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành chức năng.

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc và giải quyết kịp thời những vướng mắc khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án phát triển công nghiệp đảm bảo có hiệu quả, đúng pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong triển khai thủ tục đầu tư, hồ sơ đầu tư. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào địa bàn. Xây dựng cơ chế, chính sách để các cấp, các ngành có trách nhiệm và điều kiện tham gia xúc tiến đầu tư ngành công nghiệp tạo niềm tin và môi trường đầu tư lành mạnh đối với các nhà đầu tư vào tỉnh.

- Các nhà máy đang sản xuất gây ô nhiễm môi trường, gây tổn thất tài nguyên, chất lượng sản phẩm không đủ tính cạnh tranh... phải thực hiện đổi mới, nâng cấp dây truyền công nghệ kết thúc vào năm 2012. Sau năm 2012 các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp không thực hiện việc nâng cấp đổi mới dây truyền công nghệ tỉnh sẽ đình chỉ hoạt động của nhà máy này.

- Các dự án đã được tỉnh chủ trương đầu tư và đủ điều kiện để khởi công xây dựng nhưng chủ dự án triển khai chậm so với tiến độ hoặc không triển khai xây dựng. Sau 06 tháng tỉnh sẽ thu hồi các chủ trương hoặc giấy chứng nhận đầu tư (nếu có).

Một phần của tài liệu CONG BAO SO 29+30 (T9_2012)(1) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w