B. NỘI DUNG
3.2.3. Tăng cường nguồn vốn
Đa dạng hóa nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động cần phải có tiền vốn kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp về cơ bản được tạo từ các nguồn sau:
34
- Vốn ngân sách
- Vốn liên doanh, góp vốn
- Vốn tài trợ
- Vốn vay
Để có thể bảo đảm được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty Vinafood 1 cần có những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy việc huy động vốn cho mình như: nâng cao năng lực giải trình và phân tích dự án kinh doanh; tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật trong bảo đảm và quản lý vốn; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia vào hoạt động của thị trường tài chính - tiền tệ; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh; bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế. Bên cạnh đó các ngân hàng cần có những biện pháp chuyên trách hướng dẫn cho Tổng Công ty xây dựng phương án giải trình mang tính khả thi.
Tổng công ty cũng có thể tăng cường nguồn vốn bằng cách liên kết với tổng công ty Vinafood 2 và nhận sự hỗ trợ từ công ty mẹ.
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự
Hiện tại Tổng công ty Vinafood 1 đã có một guồng máy gọn nhẹ; Môi trường quan hệ nhân văn trong Tổng công ty vẫn giữ được mức ổn định tương đối. Nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: tính năng động, sáng tạo của ê kíp làm việc ở Tổng công ty còn hạn chế; Mối quan hệ giữa quản trị gia còn xơ cứng, khuôn mẫu; Có sự cứng nhắc trong nguồn tuyển dụng và khi tuyển dụng có sự thiên vị, và chủ quan.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do: Việc tạo dựng ê kíp làm việc ở Tổng công ty chưa tạo được nhiều khuôn mặt có những quan điểm riêng; Việc xác lập các mối quan hệ giữa quản trị gia còn mờ nhạt; Nguồn tuyển dụng là nguồn nội bộ nên nhân viên mới được tuyển dụng chủ yếu là những người thân, con em trong Tổng công ty và trong các đơn vị thành viên.
Một số các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự: Củng cố bộ máy tổ chức, nhân sự theo hướng tinh gọn, tăng năng suất lao động, hoạt động có hiệu quả và hệ thống quản trị theo mô hình quản trị tập trung có phân cấp, phân quyền và kiểm soát việc
35
triển khai thực hiện. Đổi mới và nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực; Bố trí và sử dụng hợp lý nhân lực; Đãi ngộ thoả đáng người lao động; Hiện đại hoá điều kiện làm việc; Thúc đẩy sự sáng tạo nơi làm việc; Tổ chức tốt việc đào tạo và phát triển nhân lực; Tiêu chuẩn hóa nhân lực,…
Bên cạnh đó Tổng Công ty cũng cần có sự đổi mới trong ban hành các quy chế, chính sách nhằm tạo sự thông thoáng trong môi trường làm việc để cán bộ công nhân viên phát huy tính năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc; thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể nhằm tăng cường sự gắn kết trong tập thể cán bộ công nhân viên, phát huy khả năng phối trong công việc giữa người lao động. Mở rộng nhân lực và chi nhánh ra các thị trường, đặc biệt là thị trường Philippines.
3.2.5. Xây dựng, phát triển thương hiệu
Tổng công ty cần nhanh chóng xúc tiến các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu gạo xuất khẩu vào thị trường Philippines. Thống nhất, đưa ra các chiến lược xây dựng thương hiệu đồng bộ, toàn diện từ việc chọn giống lúa, trồng trọt và chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến,… Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản phẩm gạo thơm, gạo chất lượng cao theo xu hướng thị trường, tăng giá trị xuất khẩu hơn về khối lượng.
Đối với một số thương hiệu gạo uy tín như: gạo ST25, gạo Hạt Ngọc Trời,... doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý, coi trọng việc bảo vệ, giữ gìn, quảng bá, phát triển thương hiệu một cách bền vững. Đảm bảo về chống hàng giả thông qua team và các dấu hiệu chung về bao bì sản phẩm.
3.3. Kiến nghị với Nhà nước về mặt chính sách, pháp luật
Nhà nước đứng ra xây dựng hệ thống tìm hiểu thông tin thị trường tại các nước, huy động hệ thống tham tán thương mại, kết nối với các tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường ở các nước xuất khẩu. Doanh nghiệp muốn sử dụng thông tin phải đóng phí để đảm bảo hệ thống có thể tự vận hành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà không tạo gánh nặng cho ngân sách.
Đổi mới cách thức làm xúc tiến thương mại, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp có thể giảm bớt tỷ lệ chi đoàn đi, tăng tỷ lệ chi cho hiệp hội, doanh nghiệp đầu tàu có kế hoạch
36
dài hơi thâm nhập một thị trường mới, chi đi gặp đối tác để trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu (sở hữu trí tuệ).
Hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí và hạ giá thành thông qua: + Phát triển hạ tầng cơ sở và logistics.
+ Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được đất đai, nhất là các dự án đầu tư vào chế biến sản phẩm, cụm liên hoàn sản xuất - sơ chế - bảo quản - chế biến công nghiệp để giảm tổn thất sau thu hoạch.
+ Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ sản xuất hiện đại, cập nhật các loại máy móc hiện đại phục vụ sản xuất - kinh doanh nông sản (máy chiếu xạ, máy xử lý hơi nước nóng) trong danh sách máy móc được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu.
+ Chính phủ tăng cường đàm phán để tiếp tục mở cửa thị trường cho xuất khẩu gạo. + Việt Nam cần nhanh chóng chuyển đổi chính sách sản xuất lúa gạo từ việc lấy “năng suất, sản lượng” làm thành tích sang lấy mục tiêu nâng cao phẩm cấp, chất lượng sản xuất lúa gạo phục vụ cho thị trường xuất khẩu làm trọng tâm. Giải pháp này, một mặt nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản lượng lúa thừa hàng năm, mặt khác giúp tăng phẩm cấp, chất lượng gạo, góp phần gia tăng giá trị gạo xuất khẩu.
+ Đẩy mạnh thực hiện chính sách quy hoạch sản xuất lúa gạo theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung để tạo điều kiện cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu về kiểm soát giống chất lượng cao, quy trình canh tác, góp phần nâng cao chất lượng phẩm cấp, chất lượng gạo xuất khẩu, giảm giá thành sản xuất. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu với nông dân trồng lúa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho gạo Việt trên thị trường xuất khẩu.
37
C. KẾT LUẬN
Xây dựng và phát huy lợi thế cạnh tranh là điều kiện tiên quyết để công ty đưa ra được những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất và chiến thắng các đối thủ cạnh tranh. Là doanh nghiệp có vị thế trong ngành xuất khẩu nông sản gạo, Vinafood I đang đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ hiện tại và các thương hiệu quốc tế sẽ tham gia hoạt động tại thị trường Việt Nam. Trước tình hình đó, luận văn đã nêu ra được những cơ sở lý luận làm tiền đề cho việc phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp kết hợp với các dữ liệu thứ tế thu thập được tách giá đã chỉ rõ những lợi thế cạnh tranh của Vina food I trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tập trung nghiên cứu phân tích và đánh giá những lợi thế đã có đồng thời nắm bắt được các yếu là bất lợi thế cạnh tranh và sự ảnh hưởng của các yếu tố đó. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp huy nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và khắc phục các yếu tố bất lợi thế của Vinafood I. Việc phát huy được các lợi thế cạnh tranh sẽ giúp cho công ty giành chiến thắng, thu lợi nhuận cao và có những phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai. Từ đó doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh phù hợp và những giải pháp hữu hiệu giúp công ty có những sự phát triển vượt bậc.