Nguyễn Thị Quyết Tâm TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu BienBan13-6s (Trang 29 - 34)

Kính thưa Quốc hội, Kính thưa Bộ trưởng,

Đứng trước tình hình sức cạnh tranh của nông nghiệp chưa cao, sản xuất chưa gắn với tiêu thụ sản phẩm, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiều chủ trương chính sách chưa đi vào cuộc sống và chưa phát huy để nâng cao cuộc sống của người nông dân. Người nông dân của Việt Nam rất cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó và thông minh, nhưng cuộc sống đa phần rất bấp bênh, vất vả. Nhiều tài nguyên, nguồn lực của ngành nông nghiệp còn đang lãng phí. Tôi xin Bộ trưởng cho biết 2 vấn đề:

Một, đồng chí có biết trước tình hình đó, người nông dân đang nghĩ gì về trách nhiệm của đồng chí hay không?

Hai, đồng chí cho biết người nông dân hiện nay đang mong muốn điều gì ở đồng chí? Đó là những vấn đề gì. Đồng chí sẽ làm gì với những vấn đề mà người nông dân đang quan tâm. Xin cám ơn Bộ trưởng.

Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT

Tôi xin được trả lời các câu hỏi của các đại biểu.

Về phân bón, tại kỳ trước các đại biểu Quốc hội có nêu ra một vấn đề là quản lý về phân bón, giữa 2 bộ đang bị trùng lắp. Ngay sau đó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và hiện nay phân rõ một nhiệm vụ cho một bộ. Bộ Công thương không quản lý nữa và đưa về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ra nghị định về chức năng, nhiệm vụ mới của bộ, trong đó bổ sung nhiệm vụ phân bón. Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với Bộ Công thương, vì phải hoàn thiện nghị định mới về quy định chức năng, nhiệm vụ của 2 bộ và chuyển toàn bộ chức năng này sang Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chính thức quản lý, hoàn thiện theo đúng một cơ quan. Trong quá trình làm thủ tục bộ đã xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng cho làm 2 văn bản pháp luật:

Một là một nghị định về quản lý phân bón thay cho Nghị định 202 trước đây, trước đây nghị định này là văn bản pháp lý cao nhất để quản lý phân bón thì chia cho 2 bộ, kỳ này tập trung sửa. Thủ tướng Chính phủ cũng đồng tình là để sớm đưa vào quản lý ngay thì theo quy trình rút gọn. Chúng tôi đã cơ bản xong và sẽ trình trong quý này để Chính phủ thông qua, để tập trung quản lý.

Hai là trước tình hình phân bón phức tạp như vậy, sản xuất giả, lưu hành giả, ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất, đồng thời chúng tôi đã xin chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng cũng nhất trí cho xây dựng một nghị định xử phạt ở lĩnh vực sai phạm về phân bón thành 1 văn bản pháp luật cao nhất trong quản lý ở khu vực này hiện nay. Vấn đề này cũng sẽ được trình trong Quý III.

Giai đoạn giao thời này, từ nay đến lúc đó thì 2 bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Bộ Công thương đang chỉ đạo tổng rà soát lại toàn bộ những đơn vị khối lượng của khu vực Bộ Công thương và bên này cũng đang tập trung tăng cường quản lý về phân hữu cơ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vấn đề thứ nhất chúng tôi xin được báo cáo lại như thế và trên tinh thần cố gắng, thời gian nhanh nhất để xong 2 nghị định này, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xong nhiệm vụ, chức năng của Bộ Công thương thì chúng tôi sẽ tiến hành bàn giao trọn vẹn nội dung này.

Về mô hình hợp tác xã về công nông, trong Luật hợp tác xã năm 2012 của chúng ta cũng rất khuyến khích chúng ta với một đất nước sản xuất nhỏ bé manh mún như thế này thì rất cần một dạng hình hợp tác xã liên kết giữa hộ nông dân với nhau để thành những quy mô, tổ chức lớn hơn, có sức đấu tranh tốt hơn, có sức can thiệp vào thị trường tốt hơn để giảm thiểu bất lợi. Trong lộ trình phát triển không chỉ hợp tác xã đơn lẻ mà có thể liên kết thành liên minh hợp tác xã, thậm chí trong luật nói rõ là trong hợp tác xã, liên minh hợp tác xã có doanh nghiệp sau này là một thành tố. Do đó, vấn đề này là đúng hướng, vì từng quy mô phát triển, trình độ quản lý rất khuyến khích những dạng này.

Đối với đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đoàn Quảng Bình, về liên kết 4 nhà, làm thế nào để thực hiện tốt liên kết 4 nhà. Hiện nay, mục tiêu liên kết 4 nhà đang là một trong những giải pháp để làm sao đưa được khoa học, công nghệ vào, đưa được trình độ tổ chức quản lý cũng như khả năng đầu tư của doanh nghiệp vào kết hợp với quản lý tốt hơn, kết hợp, gắn kết với đất đai của nông dân thành một chuỗi sản xuất thì đúng là vừa qua chúng ta đang triển khai, có những nơi làm tốt, có những nơi làm chưa tốt. Ví dụ, nhãn lồng Hưng Yên vừa rồi các hợp tác xã liên kết các nhà khoa học giải quyết rất tốt câu chuyện ra hoa trái vụ hoặc xử lý ứng phó biến đổi mưa trái vụ vừa qua, sự kết hợp đó là rất tốt.

Trong lĩnh vực ngành hàng con tôm hiện nay liên kết giữa các nhà khoa học của chúng ta với các doanh nghiệp để giải quyết con tôm giống, đặc biệt con tôm sú hiện nay hoặc ở An Giang, các nhà khoa học với doanh nghiệp, với chính quyền hiện nay đang làm cá tra. Tôi nghĩ, tổng thể chúng ta chưa đạt được yêu cầu mong muốn nhưng ở các quy mô, các dạng hình, các vùng miền, các đối tượng đều có các mô hình nên sau đây bộ cần tổng kết lại chỗ này để đưa ra giải pháp thúc đẩy những hình thức liên kết có hiệu quả đồng thời rà soát những gì về cơ chế mà chưa khuyến khích được đều phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ, các đơn vị liên quan để chúng ta tiếp tục tháo gỡ. Đối với đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé của Kiên Giang có hỏi thêm câu hỏi làm sao cố gắng giữ chân được các nhà doanh nghiệp. Năm vừa qua chúng ta có một tín hiệu vui tức là số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tăng, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp lớn tuy nhiên về tỷ lệ so với chung 3 khu vực kinh tế thì đây vẫn là thấp nhất.

Việc các doanh nghiệp chưa vào nhiều có nhiều nguyên nhân nhưng tóm lại có 2 nguyên nhân chính. Một là chính sách hấp dẫn để vào dạng hình này là chưa đủ thuyết phục, chưa đủ hấp dẫn. Trên tinh thần lần này Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ liên ngành liên quan chỉnh sửa ngay cái 210. Hiện nay đã qua nhiều vòng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đang chỉ đạo cố gắng sẽ trình được Chính phủ trong tháng 9. Kỳ này sửa với tinh thần những gì cần tháo gỡ phải tháo gỡ thực sự, cố gắng tính khả thi khi ban hành chính sách là đúng.

Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp hiện nay vướng là chùm chính sách về đất đai, khi vào yêu cầu phải có đất đai, tạo điều kiện về đất đai. Hiện nay theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường cơ quan quản lý đã tổng hợp 6 nhóm vấn đề. Theo tinh thần chỉ đạo của trung ương, hiện nay Ban kinh tế Trung ương đang chỉ đạo chuẩn bị 10 năm tổng kết cái 19. Trên cơ sở đó chúng ta có đầy đủ những cơ sở thực tiễn, đầy đủ cơ sở về tình hình cụ thể để chúng ta có kiến nghị kỳ này từ chủ trương cho đến những nội hàm để có thể kiến nghị chỉnh sửa những nội dung gì đó ở trong nghị định, trong luật cần phải chỉnh sửa để tạo điều kiện phù hợp, đủ sức hấp dẫn doanh nghiệp vào để cùng liên kết với dân thành vùng sản xuất.

Về thương hiệu hàng hóa Việt Nam của chị Bé thì đúng là thương hiệu hàng hóa Việt Nam hiện nay đang có 3 cấp độ:

Một là thương hiệu hàng hóa địa phương, vùng miền, hiện nay rất nhiều địa phương tích cực. Vừa qua Bộ Khoa học, Công nghệ đã cấp những sản phẩm đăng ký thương hiệu dưới dạng nhãn miền, dưới dạng xuất xứ chỉ dẫn địa lý, kể cả các tỉnh Đông Bắc có rất nhiều sản phẩm, từ gạo, cam, quýt, hồng, bưởi. Đó là thương hiệu sản phẩm cấp chỉ dẫn địa lý.

Hai là sản phẩm cấp doanh nghiệp, rất nhiều sản phẩm của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp gạo, rất nhiều gạo tốt xuất khẩu, như A Sào của Thái Bình, Trung An, Hạt ngọc vàng v.v... nhưng tầm quốc gia để chúng ta khẳng định rõ những thương hiệu lớn về những sản phẩm từ tôm, cá tra để đủ tầm cỡ chứng minh sản phẩm Việt Nam không chỉ có giá trị mà có thương hiệu, chúng ta đang tập trung phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Phó Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ này, Bộ Công thương đang xây dựng chùm những sản phẩm thực phẩm Việt Nam, trong đó có nhóm nông sản. Chúng tôi sẽ phối hợp cùng Bộ Công thương, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và địa phương thời gian tới đẩy nhanh hơn việc này để lựa chọn ra được những sản phẩm có dư địa phát triển thành hàng hóa giá trị lớn.

Anh Cương hỏi về vấn đề quản lý phân bón, những sai phạm năm ngoái của 11 trung tâm chỉ định. Chúng tôi đã tiến hành mấy biện pháp: Một là tất cả đơn vị này xử lý ngay từ năm ngoái, không được hoạt động, thu hồi toàn bộ giấy phép. Hai là tổ chức củng cố, chấn chỉnh lại và không để đơn vị này có tư cách pháp nhân làm việc này, giao nhiệm vụ này cho nơi khác. Ba là tiến hành kỷ luật ở các mức độ sai phạm. Riêng chức năng, nhiệm vụ này chúng tôi thống nhất một đầu mối, giao toàn bộ về Cục bảo vệ thực vật để sau này kiểm soát cả thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Trước đây phân bón giao cho Cục trồng trọt. Bây giờ đưa về một mối để ông chịu trách nhiệm từ phân bón cho đến vật tư, thuốc bảo vệ thực vật.

Tôi muốn phân tích tại sao nói đàn lợn nái phải giảm quy mô, công suất. Đúng, có những nước trên thế giới chỉ làm một loại. Ngược trở lại, về con lợn tiềm năng phát triển thì còn nhưng phải tính câu chuyện thị trường. Sức tiêu thụ của Việt Nam như vậy là rất

thừa, còn tính câu chuyện quốc tế thì tính đến các điều kiện, kể cả mở thị trường, năng lực làm đủ như anh Tuấn Anh nói đủ trình độ để ông xuất được thì chỗ này chúng ta phải tính cụ thể. Tiêu chuẩn Châu Âu một cân thịt lợn phải từ quy trình nuôi khép kín, từ giống đến chăn nuôi. Câu chuyện đó không thể nào 1, 2 năm được, nên đặt ra một lộ trình trước mắt phải giảm, tăng chất lượng đàn, giải cơ cấu đàn. Một mặt bộ vẫn phải tích cực, vừa qua chúng tôi đã phối hợp với Bộ Công thương làm tốt thủ tục để chuẩn bị những tháng tới những lô hàng đầu tiên xuất thực phẩm thịt gà sang Nhật. Tháng sau họp tiếp một hội nghị bàn về xuất khẩu thịt lợn, nhưng tiên lượng trước là việc này không thể nhanh được. Chúng ta sẽ phải lựa chọn những đối tượng khác nên mong đại biểu rất thông cảm. Chúng tôi tính toán vấn đề này, nhưng chúng ta còn dư địa đối tượng khác thì chúng ta phải tính, nó sẽ chắc hơn là việc chúng ta tập trung trong thời gian ngắn chưa đủ trình độ đầu tư, chưa đủ hấp dẫn để các doanh nghiệp vào làm thông suốt được những việc đó.

Đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh ở Bình Thuận nêu, chúng tôi hoàn toàn đồng tình, trong các tài nguyên biển của chúng ta thì đới bờ hiện nay cạn kiệt nhất, những năm vừa qua chủ yếu các phương tiện nhỏ cộng với đó là việc sử dụng những phương tiện đánh bắt không hợp lý, mang tính chất hủy diệt cạn kiệt. Vấn đề này chúng tôi hoàn toàn đồng tình, vừa qua bộ đã có các văn bản chỉ đạo. Tuy nhiên, hiệu lực đến nay vì một nghề cá nhân dân, do đó chúng ta phải đồng lòng cùng tất cả từ tuyên truyền, giáo dục bởi người dân phải sinh sống, chưa có tàu to thì phải đánh bắt ven bờ. Vấn đề này là một giải pháp tổng thể, không chỉ tuyên truyền mà còn tái cơ cấu. Nếu không làm việc đó thì phải làm việc khác. Làm việc khác thì phải xây dựng tập hợp lại các nhóm giải pháp cụ thể, người dân không thể một sớm, một chiều được. Chúng tôi đồng tình chỗ này tiếp tục phối hợp giữa bộ với tỉnh tuyên truyền mạnh hơn nữa, kể cả chính sách. Cơ cấu kỳ này tàu không hướng vào đới ven bờ vì nó cạn kiệt.

Thứ hai là tập trung những vùng khoanh dưỡng, bảo vệ những vùng đó ta phải tích cực tăng cường công tác kiểm ngư để giám sát những chuyện đó thì chúng tôi đồng tình cao, nhất là hiện nay Bình Thuận dành một phần dải bờ biển để chúng ta phát triển dịch vụ du lịch. Đây cũng là một hướng trọng điểm của chúng ta, rất cần được ưu tiên.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội

Ý kiến thứ hai của đại biểu Cảnh, tức là trong một chuỗi giá trị, từ khâu sản xuất cho tới tiêu thụ thì người nông dân bị thiệt. Ví dụ, giá thịt lợn hơi thì rất thấp, nhưng ngoài sạp thịt thì giá vẫn không giảm, người nông dân bị thiệt có phải do quy hoạch chưa đúng hoặc do các khâu yếu kém khác. Đại biểu Phương đoàn Quảng Bình còn 1 ý nữa mà Bộ trưởng chưa trả lời là những hạn chế yếu kém và nguyên nhân trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Nguyên nhân chính thì không có nguyên nhân nào thuộc về trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ là do nhận thức, do biến đổi khí hậu, do hội nhập quốc tế, do vướng mắc trong cơ chế, chính sách mà chưa có nguyên nhân nào chính thuộc về vai trò quản lý nhà nước của bộ.

Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT

Đối với đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh có nói thêm một ý là tại sao vừa rồi trong nông sản của chúng ta không tiêu thụ được, nhưng có nghịch lý là tại sao mua của dân thì rẻ nhưng bán ra siêu thị thì đắt, đúng là đang tồn tại. Đây chính là công đoạn của chúng ta, công đoạn phát triển thị trường lưu thông phân phối. Đến bây giờ chúng ta có 13 triệu công dân nhưng vẫn hình thức dịch vụ chế biến phân phối lưu thông hàng theo kiểu như

ngày xưa là chính, chỗ này chúng ta phải tập trung, tôi sẽ bàn sâu thêm với Bộ Công thương trong chiến lược phát triển thị trường nay mai của chúng ta, kể cả các địa phương, các doanh nghiệp chúng ta phải tập trung chỗ này. Thịt lợn đang rẻ như thế nhưng vào siêu thị phân phối vẫn bán đắt là không thể được. Rõ ràng khâu phân phối của chúng ta phải tập trung hơn, không chỉ là xuất mà ngay trong thị trường này mà làm không tốt cũng mất. Tiếp thu ý kiến chỗ đại biểu Cảnh, chúng tôi cùng với Bộ Công thương, các đơn vị liên quan sẽ bàn thêm chỗ này để giải pháp cụ thể như thế nào cho khả thi, nhất là khuyến khích các doanh nghiệp.

Vấn đề của đại biểu Phương đoàn Quảng Bình chúng tôi xin rút kinh nghiệm chỗ này để làm sao khi thể hiện được rõ trách nhiệm những khâu nào mình yếu nhất thì phải đưa ra giải pháp cụ thể, tránh viết không rõ thì hành động sau này không được thực hiện đúng theo định hướng đó.

Một phần của tài liệu BienBan13-6s (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w