D- Sự hiện diện và sức mạnh của Thánh thần
G- Những trở ngại trong việc rao truyền
Công cuộc rao truyền gặp những khó khăn
72- Rao truyền Tin mừng của Giáo hội có những yêu sách quan trọng đặt ra cho Giáo hội truyền bá Tin mừng, cho những phần tử dấn thân vào công việc truyền bá Tin mừng, cũng như cho những người được Thiên Chúa gọi để tiếp nhận đức tin Kitô giáo. Đây không phải là một phận vụ dễ dàng. Ta nêu lên đây một số những trở ngại chính yếu có thể gặp phải:
từ phía Kitô hữu
73- Trở ngại bên trong:
a- Có thể cuộc sống Kitô hữu biểu lộ một chứng tá không tương hợp với đức tin của mình; vì thế có khoảng cách giữa những lời nói và các việc làm, giữa sứ điệp Kitô giáo và cách sống của người ấy.
b- Kitô hữu có thể thiếu sót trong việc loan truyền Phúc âm "do trễ nải, ngại ngùng, xấu hổ - điều mà thánh Phaolô từng gọi là "hổ ngươi về Phúc âm" - hoặc do những ý nghĩ sai lạc" (EN 80) về vấn đề chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
c- Kitô hữu không quí, không trọng các tín đồ cũng như các truyền thống tôn giáo khác thì khó có thể loan truyền Tin mừng cho họ được.
d- Nơi một số Kitô hữu, có một thái độ tự tôn về mặt văn hoá. Điều đó có thể đưa đến việc cho rằng sứ điệp Kitô giáo lại gắn liền với một nền văn hoá đặc loại cần phải áp đặt cho những kẻ trở lại.
74- Trở ngại bên ngoài:
a- Gánh nặng lịch sử làm cho việc rao truyền khó khăn hơn, vì lắm khi một vài phương pháp truyền giáo được áp dụng thủa trước đã dấy lên nhiều nghi ngờ và lo sợ nơi những tín đồ các tôn giáo khác.
b- Các tín đồ các tôn giáo khác có thể sợ rằng công cuộc truyền bá Phúc