1. Xu hướng phát triển của thị trường công nghệ thông tin Việt nam.
Thị trường công nghệ thông tin việt nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Sở dĩ được nhận định như vậy vì dung lượng thị trường tiêu thụ tin học việt nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 10% khả năng bão hoà của thị trường. điều này đồng nghĩa với việc thị trường mới chỉ trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển.
Trong giai đoạn khởi đầu của thị trường (vào khoản cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90) chỉ là nhu cầu về một cách thức sử dụng máy tính tháy cho một cái máy đánh chữ soan thảo văn bản dùng trong văn phòng của các doanh nghiệp và lúc đó thị trường công nghệ thông tin còn khá mới mẻ và chưa bộc lộ hết khả năng vốn có của nó. Đến gfiữa những năm 90, chiếc máy tính và một số ứng dụng phần mềm của máy tính đã trở thành một công cụ quản lý công văn giấy tờ đắc lực cho các công sở vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm nhân lực và đã một phần phục vụ cho nhu cầu giải trí của một số bộ phận người tiêu dùng trong xã hội. Cho tới ngày nay, thị trường công nghệ thông tin mới bắt đầu bộc lộ khă năng của nó. Không chỉ dừng lại là một công cụ soạn thảo văn bản, một công cụ quản lý giấy tờ đắc lực, một công cụ giải trí mà tin học và công nghệ thông tin đã tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội như: giao dịch thương mại, quản trị kinh doanh, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá,...và đặc biệt là lĩnh vực truyền thông liên lạc.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của thông tin. Điều này có nghĩa là ai nắm bắt được nhiều thông tin nhất và xử lý chúng một cách có hiệu quả để sử dụng cho mục đích của mình là người luôn dành chiến thắng. Cuùng với sự đi lên của nhu cầu tiêu dùng xã hội, công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu. Hiện nay, nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin của thị trường Việt nam phát triển khá đa dạng. Bên cạnh nhu cầu sử dụng các sản phẩm mang tính truyền thông như: máy tính và một vài trình ứng dụng phần mềm đơn thuần, còn có các sản phẩm mới phục vụ cho những lĩnh vực hoàn toàn mới như mạng nội bộ(LAN-WAN), mạng không dây, mạng thông tin Internet, các máy chủ cấu hình mạnh dùng trong kết nối mạng và những
nghiệp
phần mềm quản lý dữ liệu mới.
Dự báo doanh số của thị trường công nghệ thộng tin Việt Nam.
Biểu 08
Đơn vị: Triệu USD
THỊ TRƯỜNG Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Phần cứng 500 1.000 1.200
Trong đó:
+ Thiết bị mạng(máy chủ, card mạng, máy trạm,...) 450 850 1.000 + Thiết bị ngoại vi 50 150 200 Phần mềm 80 500 700 Trong đó: + Giải pháp mạng 30 200 300 + Trình ứng dụng phần mềm 50 300 400 Tổng doanh số dự kiến 580 1.500 1.900
Số liệu của công ty chuyên cung cấp số liệu thi trường IDG
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các máy tính thuộc các hãng nổi tiếng như: Compaq, IBM, Hewlett-Parkarrd(HP, Dell Computer, Legend và một số hãng khác trên thị trường Việt nam chiếm khoảng 30% tổng số nhu cầu sử dụng máy tính của thị trường, còn lại 70% là máy tính lắp giáp trong nước. Máy tính nhãn hiệu nước ngoài đa số phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng tại các doanh nghiệp Nhà nước với quy mô hoạt động lớn, có yêu cầu cao về chất lượng và tính ổn định của máy tính khi đang làm việc. Còn máy tính lắp giáp trong nước đa phần phục vụ cho tiêu dùng cá nhân và tổ chức nhỏ lẻ trong nước không đòi hỏi yêu cầu cao lắm về chất lượng, với mức phí thấp có thể chấp nhận được.
Máy tính nhãn hiệu nước ngoài tại thị trường Việt nam được chấp nhận với số lượng tiêu thụ của từng hãng như sau:
Compaq: 18,6% IBM: 16,55 HP: 15,8% Dell Computer: 8,7% Legend: 6,3% Các hãng khác: 31,4%
nghiệp
Máy tính lắp ráp trong nước gồm các hãng máy tính như: T&H, Mekong xanh, CMS-CDS và một số hãng lắp ráp nhỏ lẻ khác trên thị trường. Trong những năm vừa qua, máy tính lắp ráp trong nước cũng đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường với thương hiệu việt nam , đã và đang được người tiêu dùng chấp nhận. Doanh số bán ra của các hãng lắp ráp của các hãng trong nước trong những năm vừa qua trong tổng số lượng máy tính được tiêu thụ trên thị trường như sau:
Mekong xanh: 10,4% T&H: 9,8%
CMS-CMD: 12,2% Các hãng khác: 67,6%
Trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng nội địa hoá trong nước đang trở thành một xu hướng chung cho thị trường công nghệ thông tin nước nhà, người tiêu dùng sẽ tiêu dùng máy tính lắp ráp trong nước nhiều hơn hiện nay, bởi chất lượng máy tính trong nước sẽ không thua kém đối với hàng nhập ngoại mà giá thành lại rẻ hơn 30% và dịch vụ sau bán cũng thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn. Đây là một trong những xu hướng chung cuỉa thị trường công nghệ thông tin của nhiều quốc gia với sự giúp đỡ tạo điều kiện từ Chính Phủ. Là một doanh nghiệp kinh doanh tin học, INCOM phải nắm bắt được xu hướng này để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể trong tương lai, xây dựng các chiến lược mặt hàng với tỷ lệ hợp lý, từ đó đẩy mạnh doanh số bán, mở rộng thị trường.
2. Định hướng phát triển của công ty.
Năm 2001 là năm đầu tiên đất nước ta bước vào thế kỷ 21 và cũng là năm tổ chức Đại hội Đảng lần thứ IX,tiếp tục thực hiện chính sách cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phát triển đất nước theo hướng Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước. Theo đó, ngành tin học và công nghệ thông tin được nhà nước và các đơn vị chủ quản sẽ quan tânm hơn và tạo các điều kiên thuận lợi hơn cho thị trường tin học việt nam phát triển. Đó là một điều kiện thuận lợi chung cho các doanh nghiệp kinh doanh tin học. Trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình , INCOM luôn coi trong việc phân tích và nghiên cứu thị trườngvà những chính sách, chủ trương của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và ngành công nghệ thông tin nói riên, để từ đó có những biên pháp ứng xử phù hợp .
Đối với những cán bộ công nhân viên trong công ty, INCOM tiếp tục thực hiện chương trình quy hoạch đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ, kiểm tra thường xuyên về trình độ ngoại ngữ đối với từng nhân viên trong công ty, đặc biệt là nhân viên phòng kinh doanh dự án.
nghiệp
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiếp tục đẩy mạnh và thu hồi công nợ, áp dụng hệ thống kế toán mới theo quy định của nhà nước.
Nghiên cứu và phát triển công ty nhằm mở rông các lĩnh vực kinbh doanh trong ngành công nghệ thông tin, đa dạng hoá các mặt hàng cung cấp, tạo vị thế trên thương trường.