TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN, PHÒNG CHỐNG

Một phần của tài liệu DLFE-30407 (Trang 30 - 33)

PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN, PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG LÃNG PHÍ

8.1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quảquản lý nhà nước và phấn cấp quản lý nhà nước quản lý nhà nước và phấn cấp quản lý nhà nước

- Thực hiện nghiêm chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 4/1/2013 của UBND Thành phố về Năm kỷ cương hành chính 2013. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và đạo đức công vụ, xây dựng lòng tin và sự đồng thuận của nhân dân, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của chính quyền địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cộng đồng, các tổ chức xã hội tham gia giám sát. Đôn đốc lắp đặt camera giám sát tại bộ phận 1 cửa ở tất cả các sở, ngành, quận, huyện, thị xã.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2020;

- Rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo KH của UBND Thành phố đã ban hành, trong đó tập trung cụ thể hóa các cơ chế, chính sách được quy định tại Luật Thủ đô theo phân công tại Kế hoạch xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 08/01/2013 của UBND TP.

- Rà soát việc phân cấp quản lý nhà nước, quy định rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các cấp, các ngành, gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với lợi ích và phù hợp với năng lực, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường phân cấp gắn với quyền hạn, trách

nhiệm từng cấp; trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của từng cơ quan, trong đó chú trọng quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu.

- Tiếp tục rà soát sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân va doanh nghiệp. Đẩy mạnh áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức. Tiếp tục rà soát điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức theo hướng xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi đối với các công chức, viên chức. Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức cả về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị.

- Đổi mới phong cách chỉ đạo, quyết liệt, dứt điểm trong điều hành; đề cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính. Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với toàn bộ các cơ quan và các thủ tục hành chính.

- Từng bước thực hiện quan điểm đổi mới về hoạt động hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ mệnh lệnh hành chính chuyên sang tinh thần phục vụ, hỗ trợ.

- Tổ chức lấy phiếu đánh giá đối với trách nhiệm, thái độ phục vụ của các sở, ngành, quận, huyện, xã, phường. Lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo theo chủ trương của Thành ủy.

8.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân

- Chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; đề cao vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ vả cơ quan nhà nước. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, tập trung chỉ đạo giải quyết những kiến nghị chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân và lợi dụng dân chủ gây phương hại cho đất nước.

- Coi trọng phản biện xã hội, tăng cường tham vấn nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia khi xây dựng cơ chế, chính sách; đồng thời, đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.

8.2. Đẩy mạnh công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, lãng phí:

- Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến mạnh mẽ cả trong nhận thức và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng gắn với việc thực hiện làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tăng cường công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; tuyên truyền, phổ biến pháp luật vì phòng, chống tham nhũng; đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các giải pháp về phòng, chống tham nhũng, chú trọng những địa bàn, lĩnh vực, đối tượng có nhiều nguy cơ tham nhũng.

- Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước. Chỉ đạo tăng cường công tác điều tra, phát hiện các vụ án tham nhũng, tập trung vào một số lĩnh vực như: Quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn, tài

sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác cán bộ; quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với người dân, doanh nghiệp,...

- Tiếp tục đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành, chủ động triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, phòng chống tham nhũng ở các cấp, các ngành; tăng cường công tác quản lý nhà nước và thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Thanh tra, Luật Phòng, chẳng tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Tăng cường thanh tra, nắm bắt tình hình, phát hiện các hành vi tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao. Nâng cao chất lượng kết luận thanh tra; tổ chức thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra. Khi cơ quan thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cho cơ quan điều tra.

- Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng có trọng tâm, trọng điểm.

- Xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm để củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu DLFE-30407 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w