HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG, HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN VÀ PHÂN CHIA CỤM, KHỐI THI ĐUA

Một phần của tài liệu du-thao-qd-tdkt-hg-2018_20200702144141 (Trang 31 - 35)

HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN VÀ PHÂN CHIA CỤM, KHỐI THI ĐUA

Điều 39. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh được quy định tại Điều 63 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh có trách nhiệm giúp Người đứng đầu đánh giá thành tích của tập thể, cá nhân có phạm vi ảnh hưởng trong tỉnh.

Cơ quan thường trực Hội đồng có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Hội đồng. Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị hoặc ủy quyền cho 01 Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì. Chủ tịch Hội đồng thực hiện bỏ phiếu như các thành viên khác. Cơ quan thường trực Hội đồng xin ý kiến các thành viên vắng mặt bằng văn bản, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng; hoàn thiện Biên bản họp Hội đồng và hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định.

Điều 40. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và tương đương

1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan, tổ chức,

đơn vị) là cơ quan tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan, đơn vị gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

b) Hội đồng có từ 01 đến 02 Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền hoặc hưởng ứng phong trào thi đua do cấp trên phát động.

b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn.

c) Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị hướng dẫn, kiểm tra, giám sát phong trào thi đua và thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng.

d) Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.

4. Văn phòng (Phòng Hành chính) cơ quan, tổ chức, đơn vị là cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị; có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Hội đồng. Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị hoặc ủy quyền cho 01 Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì. Chủ tịch Hội đồng thực hiện bỏ phiếu như các thành viên khác. Cơ quan thường trực Hội đồng xin ý kiến các thành viên vắng mặt bằng văn bản, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng; hoàn thiện Biên bản họp Hội đồng và hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định.

Điều 41. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn

1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp huyện và cấp xã) là cơ quan tham mưu cho Cấp ủy Đảng và chính quyền về công tác thi đua, khen thưởng của địa phương.

2. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp huyện và cấp xã gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. b) Hội đồng có từ 02 đến 03 Phó Chủ tịch. Đối với cấp huyện, lãnh đạo Phòng Nội vụ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng là Phó Chủ tịch Thường trực; đối với cấp xã, công chức Văn phòng - Thống kê kiêm công tác thi đua, khen thưởng là Ủy viên Thường trực. Các Phó Chủ tịch khác và Ủy viên do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp huyện và cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền hoặc hưởng ứng phong trào thi đua do cấp trên phát động.

b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn.

c) Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng.

d) Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.

4. Phòng Nội vụ là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp huyện; có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Hội đồng. Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị hoặc ủy quyền cho 01 Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì. Chủ tịch Hội đồng thực hiện bỏ phiếu như các thành viên khác. Cơ quan thường trực Hội đồng xin ý kiến các thành viên vắng mặt bằng văn bản, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng; hoàn thiện Biên bản họp Hội đồng và hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định.

Điều 42. Thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh và Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở

1. Việc thành lập Hội đồng:

a) Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.

b) Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có thẩm quyền xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập.

c) Thành phần Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh và Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở gồm những thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học và các thành viên khác (nếu cần thiết).

2. Nhiệm vụ của Hội đồng:

a) Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh:

- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả để làm căn cứ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua tỉnh Hậu Giang” và đề nghị Thủ tướng Chính phủ phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” hoặc làm cơ sở để xét các hình thức khen thưởng hàng năm theo quy định.

Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, công nhận.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để xét, tặng danh hiệu thi đua. Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng ở cấp tỉnh thì xét, tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua tỉnh Hậu Giang; ở cấp toàn quốc thì đề nghị xét, tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

b) Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở:

- Giúp Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả để làm căn cứ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc làm cơ sở để xét các hình thức khen thưởng hàng năm theo quy định do Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xem xét, công nhận.

Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố căn cứ phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của

sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở thì xét, tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc làm cơ sở để xét các hình thức khen thưởng hàng năm theo quy định.

3. Về công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.

a) Việc xét, công nhận sáng kiến thực hiện theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP.

b) Việc xét, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện theo Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua các cấp và khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng là đề tài khoa học đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên, được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả cao, đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đối tượng được công nhận có đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng là Chủ nhiệm đề tài và người trực tiếp tham gia nghiên cứu đề tài.

c) Căn cứ quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, thành tích đạt được và phạm vi ảnh hưởng, Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng với các hình thức khen thưởng theo quy định.

Điều 43. Các Cụm, Khối thi đua trong tỉnh được phân chia theo cơ quan, đơn vị và địa phương

Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) xem xét, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành viên Cụm, Khối thi đua cụ thể hàng năm.

Chương VII

Một phần của tài liệu du-thao-qd-tdkt-hg-2018_20200702144141 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w