GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán về tính thời gian

Một phần của tài liệu giao an lop 5b tuan 27 (Trang 36 - 41)

cùng làm các bài toán về tính thời gian của chuyển động .

b. HD làm bài tậpBài 1 (9’) Bài 1 (9’)

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tính thời gian của 1 chuyển động ta làm tn?

- Cho HS làm vào vở. - Y/c 2HS lên bảng làm. - GV nhận xét, chữa bài.

Bài 2 (8’)

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?

+ Để tính được t.gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08m ta làm tn?

+ Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị nào?

+ Quãng đường ốc sên bò được tính theo đơn vị nào?

- GV: Vậy để tính được t,gian ốc sên bò hết quãng đường em cần đổi đơn vị đo cho phù hợp.

- Cho HS làm vào vở ô li - Gọi 1 HS lên bảng làm. - GVNX, chữa bài.

Bài 3 (6’)

- Gọi HS nêu bài toán - Cho HS làm vào vở. - Gọi 1 HS lên bảng làm. - Gọi HSNX.

- GVNX, chữa bài.

Bài 4 (6’)

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

đường dài 1430 ki lô mét là 1430 : 650 = 2,2 ( giờ)

Đáp số: 2,2 giờ

Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống

- Biết quãng đường và vận tốc - Tính t.gian s 261 78 165 96 v 60 39 27,5 40 t 4,35 2 6 2,4 Bài 2 Tóm tắt s = 1,08 m v = 12 cm / phút t = ……..? Bài giải 1,08 m = 108 cm Thời gian ốc sên bò là: 108 : 12 = 9 (phút) Đáp số: 9 phút.

3.

Bài giải

Thời gian bay của con đại bàng đó là 72 : 96 = 0,75 (giờ ) Đổi: 0,75 giờ = 45 phút Đáp số: 45 phút Bài 4 Bài giải Đổi: 10,5km = 10500m Thời gian để rái cá bơi hết quãng

đường đó là: 10500 : 420 = 25 (phút)

- Cho HS làm bài vở.

- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, đánh giá.

Đáp số: 25 phút

4. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Muốn tính thời gian, vận tốc của 1 chuyển động ta làm ntn? - Dặn dò: VN chuẩn bị bài sau Luyện tập chung

- HD học ở nhà: ôn lại các kiến thức đã học về chuyển động đều. ---

CHÍNH TẢ

TIẾT 27: CỬA SÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhớ - viết đúng 4 khổ thơ cuối của bài thơ Cửa sông.

- Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng trình bày bài thơ và kĩ năng viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở. II. CHUẨN BỊ

- GV: Bút dạ, 2 tờ phiếu kẻ bảng BT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (3-4’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Gọi 1HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.

- Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài?

- GV nhận xét, đánh giá

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- GV: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhớ - viết bài Cửa sông và ôn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

b. Hướng dẫn nhớ - viết chính tả b.1. Tìm hiểu nội dung bài viết (3') b.1. Tìm hiểu nội dung bài viết (3')

- Gọi HS đọc thuộc 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.

- Cho cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ (SGK).

+ Cửa sông là nơi đặc biệt ntn?

- Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Ăng-gô-la, Mát - xcơ - va, Băng Cốc, Viêng Chăn.

+ Cửa sông là nơi biển tìm về với đất, nơi nước ngọt hòa lẫn nước mặn, nơi

b.2. Hướng dẫn viết từ khó (3')

- Nêu từ khó hay mắc lỗi khi viết. - GV đọc - HS viết từ khó.

- Y/c HS đọc lại các từ khó vừa luyện viết.

- GV lưu ý HS cách trình bày bài

b.3. Viết chính tả (15')

- Yêu cầu HS gấp SGK, nhớ - viết bài -GV quan sát, nhắc nhở HS chú ý vào bài viết.

b.4. Soát lỗi, chấm bài (3')

- GV đọc bài, HS nghe và tự soát lỗi. - Thu, chấm 5- 6 bài và nhận xét

c. Hướng dẫn làm bài tậpBài 1 (8’) Bài 1 (8’)

- Gọi HS nêu y/c

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn a, b và xác định yêu cầu BT.

- GV hướng dẫn làm bài: + Đọc lại 2 đoạn văn a, b.

+ Dùng bút chì gạch chân dưới tên riêng trong 2 đoạn văn đó.

+ Cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả, nhận xét, chữa bài.

- GV chốt kết quả đúng.

cá vào đẻ trứng, tôm búng càng, nơi tàu ra khơi, nơi tiễn người ra biển + nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp lóa.

- HS viết vào nháp - 1HS viết bảng lớp.

- HS viết chính tả - HS đọc thầm bài viết

- HS tự soát lỗi hoặc đổi vở cho nhau để soát lỗi, ghi lỗi ra giấy nháp.

Bài 1: Tìm các tên riêng trong những đoạn trích sau và cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào?

- Tên người: Cri-xtô-phô-tô Cô-lôm -bô, A-mê-ri-gô, Ve-xpu-xi,˜

- Tên địa lí:

- I - ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, Ê-vơ- rét,

+ Cách viết những tên riêng đó: Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.

- Tên địa lí: Mỹ, Ấn Độ, Pháp (những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán - Việt) viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam (viết hoa chữ cái đầu mỗi chữ )

4. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Nêu cách viết tên người tên địa lí nước ngoài? - Dặn dò: VN chuẩn bị bài sau Ôn tập

- HD học ở nhà: đọc bài và TLCH --- LỊCH SỬ TIẾT 27: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA - RI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết ngày 27 - 1 - 1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam:

+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.

+ Ý nghĩa của Hiệp định Pa - ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

* Học sinh khá, giỏi: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa - ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng kể về một sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc. II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, máy chiếu - Tranh, ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1’)2. Kiểm tra bài cũ (4-5’) 2. Kiểm tra bài cũ (4-5’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Gọi 2HS lên bảng TLCH:

+ HS1: Mĩ có âm mưu gì khi ném bom huỷ diệt Hà Nội và các vùng phụ cận?

+ HS2: Nêu ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?

- GV nhận xét, đánh giá.

+ Mĩ ném bom vào Hà Nội và các vùng phụ cận tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta, .... hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí Hiệp định Pa - ri có lợi cho Mĩ.

+ Vì sau chiến thắng này Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Pa - ri bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam giống như Pháp phải kí Hiệp định Giơ - ne - vơ sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- GV: Một tháng sau ngày toàn thắng trận “ Điện Biên Phủ trên không”. Tại thủ đô nước Pháp, cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh đón chào 1 sự kiện lịch sử quan trọng của VN. Lễ kí hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự kiện này

b. Hoạt động 1 (12’)

- Y/c HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi:

+ Hiệp định Pa - ri được kí ở đâu? vào ngày nào?

1. Vì sao Mĩ buộc phải kí Hiệp địnhPa - ri ? Khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa - ri ? Khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa - ri

+ Hiệp định Pa - ri được kí tại Pa - ri, thủ đô của nước Pháp vào ngày 27 - 1 -

+ Vì sao Mĩ lại buộc phải kí Hiệp định Pa - ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?

+ Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa - ri?

+ Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973 giống gì với hoàn cảnh của Pháp năm 1954? - GV: Giống như năm 1954, Việt Nam lại tiến đến mặt trận ngoại giao với tư thế của người chiến thắng trên chiến trường. Bước lại vết chân của Pháp, Mĩ buộc phải kí Hiệp định với những điều khoản có lợi cho dân tộc ta.

c. Hoạt động 2 (18’)

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận để tìm hiểu các vấn đề sau:

+ Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa - ri?

+ Nội dung Hiệp định Pa - ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì?

+ Hiệp định Pa - ri có ý nghĩa ntn với lịch sử dân tộc ta?

1973.

+ Vì Mĩ vấp phải những thất bại nặng nề trên chiến trường cả hai miền Nam, Bắc (Mậu Thân 1968 và Điện Biên Phủ trên không 1972). Âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam của chúng bị ta đập tan nên Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

+ HS mô tả như SGK.

- Sáng sớm ngày 27-1-1973, cờ đỏ sao vàng, cờ nửa đỏ, nửa xanh ...

+ Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều bị thất bại nặng nề trên chiến trường Việt Nam.

2. Nội dung cơ bản và ý nghĩa củaHiệp định Pa - ri Hiệp định Pa - ri

+ Hiệp định Pa - ri quy định:

Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.

Phải chấm dứt dính líu quân sự ở VN. Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN.

+ Nội dung Hiệp định Pa - ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận sự thất bại của chúng trong chiến tranh ở VN; công nhận hòa bình và độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của VN.

+ Hiệp định Pa - ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng VN. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, lực lượng cách mạng miền Nam chắc chắn mạnh hơn kẻ thù. Đó là thuận lợi rất lớn để nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất

đất nước.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

- Gọi HS nêu bài học SGK

- GV: Mặc dù cố tình lật lọng kéo dài thời gian đàm phán nhưng cuối cùng ngày 27-1-1973, đế quốc Mĩ vẫn phải kí hiệp định Pa-ri công nhận độc lập dân tộc toàn vẹn lãnh thổ của VN, cam kết rút quân và chấm dứt chấm tranh lập lại hòa bình ở VN. Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược: chúng ta đã “đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm lại “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước

- Dặn dò: VN chuẩn bị bài sau Tiến vào Dinh Độc Lập - HD học ở nhà: đọc bài và TLCH.

---

SINH HOẠT LỚP TUẦN 27 I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU

- Đánh giá các hoạt động trong tuần 27.

- Nhắc lại nội quy của trường, lớp. Rèn nề nếp ra vào lớp, đi học đầy đủ.

- Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm cá nhân, tập thể trong tuần học vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa.

- Triển khai kế hoạch tuần sau

Một phần của tài liệu giao an lop 5b tuan 27 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w