gia tố tụng khác (Chương XXXIV)
Để bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người tham gia tố tụng khác khởi sự xâm hại hoặc đe dọa xâm hại do việc họ tham gia tố tụng, BLTTHS năm 2015 bổ sung một chương mới quy định về: (1) Trách nhiệm bảo vệ; (2) Những người được bảo vệ; (3) Các biện pháp bảo vệ; (4) Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ; (5) Yêu cầu, đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ; (6) Chấm dứt việc bảo vệ; (7) Hồ sơ bảo vệ.
Các biện pháp bảo vệ được quy định trong BLTTHS năm 2015 bao gồm: (1) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ; (2) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ; (3) Giữ bí mật và yêu cầu những người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ; (4) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ; (5) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật; (6) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
PHẦN THỨ TÁM: HỢP TÁC QUỐC TẾ1. Về phạm vi điều chỉnh 1. Về phạm vi điều chỉnh
Để phù hợp với phạm vi điều chỉnh của BLTTHS và tránh trùng lặp với Luật tương trợ tư pháp, Phần Hợp tác quốc tế chỉ điều chỉnh: (1) Những vấn đề mang tính nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự; (2) Một số thủ tục hợp tác cụ thể trong tố tụng hình sự.