Chuyên ngành Luật hiến pháp và

Một phần của tài liệu 20191017094521966 (Trang 82 - 87)

Luật hành chính

1. Về kiến thức

1.1. Kiến thức chung trong ĐHQGHN (đối với NCS từ cử nhân) (đối với NCS từ cử nhân)

- Vận dụng được các nội dung kiến thức về triết học, lôgíc học nâng cao để giải quyết các vấn đề, tình huống thực tế trong giảng dạy và nghiên cứu ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính;

- Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Vận dụng năng lực ngoại ngữ chuyên ngành trong công tác nghiên cứu ngành Luật học.

1.2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành(đối với NCS từ cử nhân). (đối với NCS từ cử nhân).

- Hiểu, áp dụng những kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành phục vụ nghiên cứu khoa học pháp lí, giao tiếp và sử dụng trong công việc liên quan đến lĩnh vực pháp lí. Hiểu rõ và vận dụng tốt các

phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lí, các phương pháp tiên tiến trong giảng dạy đại học;

- Hiểu, phân tích, đánh giá và áp dụng những kiến thức lí luận và thực tiễn chuyên sâu về các vấn đề lí luận, pháp luật và thực tiễn về luật hiến pháp, luật hành chính ở các cấp độ quốc gia, khu vực, quốc tế, đặc biệt là ở Việt Nam.

- Hiểu, áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lí hoặc các phương pháp giảng dạy môn luật bậc đại học phục vụ cho công việc học tập, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp cũng như trong các hoạt động chuyên môn sau khi kết thúc khóa học.

- Có khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các công việc có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các vấn đề của luật hiến pháp, luật hành chính khi làm việc cho các cơ quan, tổ chức cũng như có khả năng làm các công việc giảng dạy, nghiên cứu về những lĩnh vực này khi làm việc cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

1.3. Kiến thức học phần và chuyên đềtiến sĩ tiến sĩ

- NCS phải hoàn thành một tiểu luận tổng quan và hai chuyên đề tiến sĩ. Tiểu luận tổng quan giúp NCS đánh giá bức tranh tổng thể về đề tài luận án tiến sĩ, qua đó tìm ra những điểm mới khoa học và triển khai các nội dung cần nghiên cứu của luận án tiến sĩ. Đặc biệt, khối kiến thức này còn cung cấp những kiến thức chuyên sâu về ngoại ngữ chuyên ngành làm cơ sở thực tiễn, kĩ năng nền tảng phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu tài liệu.

- NCS làm chủ và vận dụng các kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn, nắm vững các vấn đề lí luận chuyên sâu, các phương pháp luận nghiên cứu và có ứng dụng các phương pháp đó vào nghiên cứu và giải quyết các vấn đề lí thuyết và thực tiễn đặt tra trong lĩnh vực luật hiến pháp và luật hành chính.

1.4. Yêu cầu đối với luận án

- Luận án phải là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, có đóng góp mới góp phần xây dựng, hình thành hoặc củng cố khung lí thuyết hoặc nhận thức, cách tiếp cận hay chiến lược, giải pháp mới để

giải quyết các vấn đề lí luận, thực tiễn đặt ra phù hợp với chuyên ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính;

- Đề tài luận án phải được tiểu ban chuyên môn thông qua trong quy trình xét tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ, được Chủ nhiệm Khoa Luật ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn. NCS phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu trước đơn vị chuyên môn chậm nhất 3 tháng sau khi nhận đề tài luận án và báo cáo kết quả nghiên cứu 6 tháng một lần trong thời gian thực hiện luận án. Kết quả đánh giá báo cáo là điều kiện để xem xét việc đề nghị cho bảo vệ luận án;

- Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác (bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó cho tác giả sử dụng kết quả chung của tập thể để viết luận án;

- Luận án phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính NCS, có đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học, giải quyết sáng tạo các vấn đề lí luận, thực tiễn trong lĩnh vực luật hiến pháp, luật hành chính;

- Luận án có khối lượng không quá 150 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng NCS theo cấu trúc: Phần mở đầu; Tổng quan về vấn đề nghiên cứu; Nội dung; Kết quả nghiên cứu; Kết luận và Khuyến nghị; Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài, luận án; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục (nếu có). Bản

tóm tắt luận án có khối lượng không quá 24 trang A5 phản ánh trung thực kết cấu, bố cục và nội dung của luận án, phải ghi đầy đủ toàn văn kết luận của luận án. Bản thông tin luận án khoảng 3 đến 5 trang (300 đến 500 chữ) bằng tiếng Việt và tiếng Anh trình bày những nội dung cơ bản, những nội dung mới và những đóng góp quan trọng nhất của luận án;

- Luận án phải thể hiện được hiểu biết sâu sắc về kiến thức và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong việc giải quyết đề tài nghiên cứu;

- Kết quả luận án có giá trị đối với lĩnh vực luật học nói chung, luật hiến pháp và luật hành chính nói riêng, xét cả về lí thuyết khoa học cũng như thực tiễn quản lí, tạo dựng các giá trị bền vững thông qua hoạt động của người học.

- Yêu cầu về số lượng và chất lượngcủa công trình khoa học sẽ công bố của công trình khoa học sẽ công bố

Trong thời gian đào tạo có ít nhất 02 bài báo liên quan đến nội dung của luận án được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành Luật hiến pháp, Luật hành chính, có trong danh sách tạp chí được hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận và tính điểm

2. Về kỹ năng

Có kĩ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn về luật hiến pháp và luật hành chính; có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lí các vấn đề quy mô khu vực và quốc tế.

2.1. Kỹ năng cứng

- Có năng lực phân tích, đánh giá, phát hiện, dự báo và giải quyết các vấn đề của khoa học luật hiến pháp và luật hành chính;

- Có năng lực nghiên cứu, phân tích, so sánh các mô hình Luật hiến pháp, Luật hành chính của nước ngoài và đánh giá, đề

xuất khả năng áp dụng ở Việt Nam;

- Có khả năng thực hiện và tổ chức thực hiện các hoạt động, đề tài nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến ngành Luật hiến pháp, Luật hành chính;

- Có năng lực phân tích, đánh giá, phản biện các công trình, các luận điểm, luận cứ khoa học về ngành Luật hiến pháp, Luật hành chính;

- Có khả năng giảng dạy luật hiến pháp và luật hành chính bằng cách áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại;

- Có năng lực đề xuất các quan điểm đổi mới về các vấn đề của ngành luật hiến pháp, luật hành chính, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

2.2. Kỹ năng mềm

- Có kĩ năng làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, thông tin, giải quyết công việc với tư duy lôgíc và sáng tạo cao, tham gia có hiệu quả vào hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh về luật hiến pháp, luật hành chính của Khoa Luật;

- Có kĩ năng nghiên cứu độc lập, tư duy phản biện khoa học;

- Có kĩ năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu; soạn thảo văn bản và viết báo cáo phân tích, đánh giá, đề xuất các ý tưởng, các giải pháp pháp lí;

- Có kĩ năng thích ứng với sự thay đổi về môi trường công việc trong nước và quốc tế;

- Sử dụng tốt trong nghiên cứu và giao tiếp thành thạo được bằng ít nhất một ngoại ngữ thông dụng;

- Sử dụng thành thạo máy vi tính và một số phần mềm văn phòng thông dụng để phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và công việc hành chính.

3. Về năng lực

Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả

năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lí các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.

Sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhận các công việc sau:

- Nhóm thứ nhất, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính-chính trị, như các trường đại học, cao đẳng, trung học, các trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan.

- Nhóm thứ hai, chuyên gia pháp luật làm việc tại các cơ quan nhà nước, các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương và địa phương.

- Nhóm thứ ba, chuyên gia pháp luật làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lí như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật;

- Nhóm thứ bốn, chuyên gia pháp luật làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ quốc tế hoặc khu vực.

4. Về phẩm chất đạo đức

Một phần của tài liệu 20191017094521966 (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w