Pháp luật An ninh quốc phòng

Một phần của tài liệu 28082017 Ban tin Quang Binh (Trang 39 - 42)

1. Dân “tố” doanh nghiệp sản xuất VLXD gây ô nhiễm - Kỳ 1: Mong muốn có câutrả lời thỏa đáng trả lời thỏa đáng

(Xây Dựng 24/8, tr1+10, Nhất Linh; Xây Dựng Online 25/8, Nhất Linh)

Hơn 5 năm nay, một số hộ dân thôn Thanh Lương và Xuân Kiều (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch) thấp thỏm bất an khi sống cạnh cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) ngày đêm xả thẳng chất thải không qua xử lý, trong đó có chất amiăng, ra môi trường.

Anh Trần Văn Đại cùng một số hộ dân thôn Thanh Lương, xã Quảng Xuân phản ánh: Từ 10 năm nay, khu vực nhà máy Tấm lợp Fibrocement Cosevco và Nhà máy Gạch tuynel Ba Đồn, lúc mới hoạt động không thấy ảnh hưởng gì nhưng tầm 5 năm gần đây gây ô nhiễm môi trường khiến người dân không thể chịu nổi. Thời gian gần đây tình trạng cư dân xung quanh khu vực nhà máy mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da diễn ra khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng. Trường hợp nhà máy Gạch tuynel Ba Đồn do sản xuất gạch sét nung truyền thống, sử dụng hàm lượng đất sét, than củi. Khi vận hành lò thì tiêu tốn nhiều tài nguyên, xả nhiều khói và hơn hết là phát tán bụi đất khi có gió thổi vào phía nhà dân.

Trường hợp nhà máy Tấm lợp Fibrocement Cosevco nhiều người dân quan ngại rằng: Do khâu xử lý chất thải chưa được khép kín, một hàm lượng lớn amiăng bị

phát tán ra khu dân cư xung quanh theo đường nước và đường không khí. Sau thời gian dài tích tụ, ngấm sâu vào lòng đất và mạch nước ngầm mà dân cư sống quanh đây đã bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo đó, chỉ một khu vực nhỏ bán kính khoảng 200m có tới 3 hộ bị ảnh hưởng, điều lạ toàn là phụ nữ bị mắc phải, với triệu chứng ngứa ngáy, viêm lở; gồm có chị Võ Thị Đóa, Nguyễn Thị Pha và Trần Thị Cúc.

Trao đổi bới PV, chị Võ Thị Đóa - vợ anh Đại chỉ cho thấy nhiều vùng da trên cơ thể chị bị mẩn ngứa, quan sát dễ thấy được có hàng ngàn hạt nhỏ li ti màu ửng hồng. Khoảng năm 2016 đến nay chị bị tình trạng trên, ngứa ngáy toàn thân; ban ngày tầm giữa trưa thì rất ngứa, buổi tối thì khó lòng mà ngủ được vì toàn thân như bị kim chích, ngứa ngáy. Trước tưởng dị ứng thời tiết, các chị dùng các phương pháp dân gian trị mà không hết. Sau này đi khám thì người ta bảo chị bị dị ứng do nhiễm độc tố.

Bên cạnh đó, các hộ cũng cho biết rằng, trước đó có đào ao nuôi cá. Tuy nhiên, 5 năm trước đây, cứ nuôi thì cá lại mang dị tật “đầu to đuôi nhỏ”, không thu được chút lợi nhuận nào, bởi vậy họ vứt hoang ao hồ.

Việc sinh hoạt cũng khá khó khăn, bởi lẽ mạch nước ngầm thì quan ngại đã bị nhiễm, rau màu thì phải xịt nước, ngâm kỹ trước khi sử dụng. Việc sản xuất và sinh hoạt khó khăn này, người dân đã kiến nghị lên UBND xã và phia doanh nghiệp nhiều lần, tuy nhiên đến nay chưa tìm được tiếng nói chung.

Được biết, Sở TN&MT Quảng Bình đã lập tổ kiểm tra, lấy mẫu để đánh giá sự ảnh hưởng của nhà máy với khu dân cư. Kết luận cho thấy các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, hàm lượng amiăng phát tán ra môi trường đạt tiêu chuẩn. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm cũng khẳng định giếng nước của các hộ dân sống xung quanh 2 nhà máy “độ cứng trong nước ngầm cao là bởi cấu trúc địa chất thủy văn của khu vực”, lượng thải của nhà máy “không đáng kể” và đều đạt quy chuẩn cho phép. Kết luận này, khiến đa số cư dân địa phương hoài nghi và cuối cùng họ phải mang những hoài nghi đó phản ánh qua báo chí.

Để thông tin được đa chiều, chúng tôi đã tìm đến nhà máy Tấm lợp Fibrocement Cosevco. Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Phương - Trưởng phòng Kế hoạch -Kỹ thuật cho hay: Việc các hộ dân kiến nghị, kiện cáo 2 nhà máy sản xuất VLXD gây ô nhiễm môi trường, chúng tôi đã nắm được và đã gửi văn bản đề nghị Sở TN&MT thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, lấy mẫu khói bụi và nước để phân tích, kết luận. Nhà máy Tấm lợp Fibrocement Cosevco với quy trình sản xuất hoàn toàn khép kín, không có hiện tượng xả thải ra môi trường. Với minh chứng rằng, từ ngày thành lập DN đến nay, nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của nhà máy được khai thác từ giếng của nhà dân, cách nhau chỉ bức tường bao. Nếu nhiễm độc thì anh em nhà máy cũng bị nhiễm.

Trước tình trạng sức khỏe của các hộ dân xung quanh hiện nay không được tốt và đang bức xúc, kiến nghị, Nhà máy mong rằng các hộ dân bình tĩnh, đến khám chữa tại các bệnh viện, mang bệnh án về. Nếu kết luận của trung tâm y tế cho thấy người dân bị nhiễm độc thì Nhà máy sẽ chịu trách nhiệm và có phương án hỗ trợ.

Trong sự vụ này, Nhà máy chưa nhận trách nhiệm về mình và cung cấp cho báo chí Kết luận thanh tra của Sở TN&MT, xem đó là bằng chứng thuyết phục. Và có đề cập đến khả năng thông tin của một số cơ quan báo chí chưa đúng.

Trước mong mỏi và băn khoăn, hoài nghi của các hộ dân có người thân bị ảnh hưởng và sợ nguy hại cho thế hệ sau của mình mà cần được phản ánh, chúng tôi xin chuyển sự vụ đến cơ quan chuyên trách. Mong sớm nhận được câu trả lời hợp lý! Về đầu trang

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/hoi-_-dap/ky-1-mong-muon-co-cau- tra-loi-thoa-dang.html

2. Quảng Bình: Tan hoang rừng ngập mặn bên sông Kiến Giang

(Sài Gòn Giải Phóng Online 26/8)

Hàng chục héc ta rừng ngập mặn bị đào xới khiến người dân phản ứng mạnh. Chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, đến khi vào cuộc thì 34ha rừng xung yếu ở xã Tân Ninh (Quảng Ninh) tan hoang.

Theo phản ánh của người dân, rừng bần ngập mặn ở 2 thôn Quảng Xá, Hòa Bình (xã Tân Ninh) từ xưa đến nay bảo vệ làng rất tốt khỏi các trận lũ lớn. Nếu không có khu rừng này nước trên sông Long Đại dội về Kiến Giang sẽ xói lỡ đê bao, cuốn trôi nhà cửa, tín mạng người dân. Tuy nhiên, từ hơn một tháng qua, xuất hiện tin đồn đào hồ nuôi thủy sản sẽ được Formosa đền bù, từ đó 12 hộ của hai thôn này bất chấp mọi phản đối của dân làng đã thuê máy xúc đào xới rừng ngập mặn xung yếu khiến nhiều người dân bức xúc.

Ông Nguyễn Văn Dược cho biết: “Nhà tôi gần đê quốc gia của sông Kiến Giang, bần trước mặt nhà có từ lâu, tui 80 tuổi vẫn còn trồng bần chắn lũ, mà họ phá không thương tiếc, ra dặn đừng phá họ nói chết thì trồng lại, lo chi”. Trong khi đó Bà Nguyễn Thị Dọc bức xúc: “Công lao hằng trăm năm mới có rừng bần ngập mặn xanh tốt bảo vệ làng, mà họ bất chấp tất cả. Mất rừng bần là làng trôi khi mưa lũ thôi”. Bà Nguyễn Thị Mãn đánh giá: “Mấy lần phản ánh lên lãnh đạo xã thì được trả lời họ lỡ làm rồi, cấm sao được. Trước đây chỉ chặt một cành về làm củi là đã bị phạt. Nay tan hoang thế mà không có ai chịu trách nhiệm. Phá bần kiểu này không ai chấp nhận cả”.

Có mặt tại rừng ngập mặn xã Tận Ninh vùng giáp ranh 2 thôn Hòa Bình, Quảng Xá bên sông Kiến Giang chúng tôi chứng kiến hàng loạt hồ thủy sản đào xới bát nháo. Nhiều hộ dân đất cấp chỉ 1000m² đã đào hơn 5000m² thậm chí có hộ chỉ

một hồ nhỏ nhưng lại thuê máy đào đến mấy héc ta. Nhiều gốc bần đang tươi tốt bị bức tử chỏng chơ, nhiều cây bần bị cào hết rễ trên mặt nước đang héo rũ, chết dần.

Theo ông Trần Đại Thọ, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh, qua kiểm kê chỉ có 2 cây bần bị chặt, tuy nhiên phản ánh của người dân cũng như thực địa tại vùng rừng ngập mặn bị tan hoang thì con số trên hoàn toàn không chính xác. Hàng loạt cây bần tươi bị húc đổ, trong khi đó lượng bần cổ thụ chết rất nhiều. Ông Thọ còn cho biết: “Việc đào hồ trong rừng ngập mặn là 12 hộ với hơn 34ha. Vào năm 1995 họ được huyện cấp giấy nuôi trồng thủy sản với thời hạn 20 năm, đã hết hạn từ năm 2014 và 2015. Theo nguyên tắc, các hộ dân hết hạn phải viết đơn xin gia hạn nhưng họ đã tự ý đào ao hồ trong bần là sai hoàn toàn”.

Ông Thọ cho biết hiện xã Tân Ninh đã đình chỉ các hoạt động đào hồ rừng ngập mặn và yêu cầu 12 hộ này muốn nuôi trồng thủy sản thì phải viết đơn gia hạn, ngoài ra phải trồng lại bần ở trong hồ nhằm trả lại cảnh quan. Ông Dương Quang Huỳnh, một trong 12 hộ cho biết: “Nhà nước dặn thế nào thì phải thực hiện như vậy. Tui có giấy từ năm 1995, đến nay hết hạn rồi, vì làm hồ thua lỗ tui đi làm ăn xa, mới trở lại nuôi cá 3 năm nay, còn nhiều hộ họ nhận đất xong bỏ hoang bao nhiêu năm, chừ nghe đồn đền bù ảnh hưởng Formosa mới ra cơ sự này”.

Với thông tin có hộ cấp 1000m² đã đào lên 5000m², ông Thọ thừa nhận có việc đó và hiện đang buộc trả lại hiện trạng cũng như xử lý nghiêm. Ông Thọ nói: “Về trách nhiệm tôi nhận ra mình đã sai khi nắm bắt tình hình muộn, xử lý chưa rốt ráo khiến người dân đào rừng ngập mặn một tháng làm dư luận nhân dân bức xúc”.

Ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho hay: “Qua vụ việc nói trên, cho thấy nhận thức của cán bộ, lãnh đạo xã Tân Ninh rất mơ hồ về rừng phòng hộ. Để xảy ra tình trạng nói trên, nguyên nhân đầu tiên là do người dân thiếu hiểu biết, còn chính quyền địa phương nơi đây có thiếu sót và buông lỏng trong quản lý. Quan điểm của huyện là vừa phát triển nuôi trồng thủy sản, vừa giữ rừng bần. Sắp tới huyện sẽ không cấp tiếp đất mặt nước cho các hộ làm sai để bổ sung vào quy hoạch rừng phòng hộ nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, đất đai, nhà cửa mỗi mùa mưa bão”. Về đầu trang

Một phần của tài liệu 28082017 Ban tin Quang Binh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w