Nghiên cứu về lai tạo giống gà

Một phần của tài liệu Chọn lọc nhân thuần hai dòng gà hướng trứng d629 và d523 (Trang 39 - 41)

Ngoài những nghiên cứu về chọn lọc giống gà nói trên, các nghiên cứu về lai tạo các dòng, giống nhằm nâng cao các tính trạng về năng suất của các giống gà hiện nay.

Tabinda Khawaja và cs. (2013) nghiên cứu lai giữa các giống Rhode Island Red (RIR) và Fayoumi, gà lai FIRI (trống Fayoumi x mái RIR) có ưu thế lai tốt hơn về tất cả các tính trạng so với gà lai FIRI (trống RIR x mái Fayoumi), gà lai FIRI tuổi đẻ trứng đầu là 149 ngày, năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 198 quả, khối lượng trứng 47,50 g, gà lai FIRI đạt các chỉ tiêu tương tự: 146 ngày, 178 quả và 47,0 g. Sử dụng trống Leghorn x mái FIRI tạo con lai 3 máu (gà

RLH) có chứa White Leghorn (50%), RIR (25%) và Fayoumi (25%) cho ưu thế lai về năng suất cao hơn gà lai 2 máu: tuổi đẻ trứng đầu là 150 ngày, năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 210 quả, khối lượng trứng 57,0 g. Tác giả sử dụng 4 dòng gà Viz Desi, New Hampshire, White Leghorn và White Cornish tạo ra con lai Lyallpur Silver Black. Kết quả gà lai đã có các ưu điểm vượt trội so với gà Desi, tuổi thành thục sinh dục sớm hơn 32 ngày và năng suất trứng tăng 77 quả/mái/năm. Một nghiên cứu cải tiến năng suất gà Desi sử dụng trống Australorp lai với gà mái bản địa ở Malawi. Con lai đã tăng khối lượng cơ thể, tỷ lệ đẻ cao (77% và 91%), khả năng nở (84% và 92%) và thành thục sinh dục sớm (158 ngày và 153 ngày).

Theo Basant và cs. (2013) cho rằng lai tạo là một trong những công cụ để khai thác sự biến đổi di truyền. Mục đích chính của việc lai tạo trong là tạo ra con lai có khả năng sản xuất vượt trội so với gà bố mẹ, để nâng cao khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản. Hơn nữa, lai tạo giữa các chủng gà còn cải thiện các tính trạng sản xuất như: khối lượng cơ thể trưởng thành, năng suất trứng, khối lượng trứng so với các dòng thuần (Amin, 2008).

Alewi và cs. (2012) nghiên cứu gà địa phương (gà Kei - gà lông màu đỏ) và con lai F1 của nó với giữa gà gà Ai Cập (Fayoumi) và giống gà Rhode Island Red (RIR), đặc điểm chất lượng trứng đã được đánh giá 3 tháng đẻ đầu. Kết quả cho thấy năng suất trứng ở con lai F1 cao hơn gà Kei địa phương (P < 0,05). Trong đó, gà Ai Cập lai có tiềm năng sản xuất trứng tốt hơn so với gà RIR lai (P < 0,05), trứng gà Ai Cập lai có độ dày vỏ hơn gà RIR lai nhưng vẫn mỏng hơn gà Kei. Khối lượng trứng của gà RIR lai to hơn gà Ai Cập lai và gà Kei địa phương (P < 0,05).

Hristakieva và cs. (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của ưu thế lai tới khả năng đẻ trứng của gà mái lai. Nguyên liệu sử dụng là 3 dòng gà trứng T, P và N. Các công thức lai được tiến hành để xác định ảnh hưởng của ưu thế lai bao gồm: Trống (Р×Т) × mái N, trống (Т×Р) × mái N, trống Т × mái N, trống Р × mái N. Ưu thế lai về khối lượng trứng là 0,97 - 1,63%. Năng suất

trứng của các công thức lai đã có ưu thế lai vượt trội so với dòng thuần, cao nhất được xác định ở con lai (Р×N) là 142 quả (150 ngày).

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc lai tạo để tạo ra những gà lai có các ưu điểm vượt trội về các chỉ tiêu năng suất mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Chọn lọc nhân thuần hai dòng gà hướng trứng d629 và d523 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w