Ba mảnh đời cùng khổ

Một phần của tài liệu 13092017 Ban tin Quang Binh (Trang 29 - 30)

(Baoquangbinh.vn 13/9, Hồ An)

Hai bậc sinh thành đau ốm, tật nguyền mất sức lao động hoàn toàn. Một cô bé học sinh lớp 12 chăm ngoan, học giỏi, thương ba mẹ nên quyết tâm vươn lên vượt khó. Thế nhưng nhà quá nghèo, trước nguy cơ bỏ học giữa chừng không còn cách nào khác, em phải viết một bức tâm thư kêu gọi lòng trắc ẩn của các nhà hảo tâm gần xa.

Bức thư của cô bé học sinh lớp 12 thấm đẫm tình yêu thương, đong đầy nước mắt được viết đúng vào ngày khai giảng năm học mới.

Tôi đến thăm ba mảnh đời cùng khổ trong ngôi nhà chật hẹp, thấp lè tè, trống hơ, trống hoác tại thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh. Bước vào nhà, hình ảnh đập thẳng vào mắt là người đàn ông bé nhỏ nằm trên tấm phản gỗ kê ngay giữa gian nhà chính. Đó là ông Nguyễn Mạnh Kham. Câu chuyện người trong cuộc kể khơi gợi lại số phận quá ư cùng cực, bất hạnh của ông bà rồi “vạ lây” đến đứa con gái ngoan hiền. Ông Nguyễn Mạnh Kham, sinh năm 1940; bà Trần Thị Lợi, sinh năm 1961, ngày xưa đều mồ côi, gia cảnh nghèo khổ, thương cảm hoàn

Cô bé Nguyễn Thị Thu Huyền đang đứng trước nguy cơ thất học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.

cảnh cùng nhau nên về sống dưới ngôi nhà chung được xây nên từ tình nghĩa xóm giềng.

Cô bé Nguyễn Thị Thu Huyền đang đứng trước nguy cơ thất học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.

Năm 2000, vợ chồng ông bà sinh được bé gái Nguyễn Thị Thu Huyền. Niềm vui chưa đong hết thì bất hạnh ập đến nhanh, cũng kể từ đó hai vợ chồng bắt đầu triền miên trong cảnh đau ốm, bệnh tật, nghèo khó.

Ông Kham trước bị mắc chứng bại liệt, về sau thêm một số bệnh nặng khác, như: tai biến mạch máu não, u xơ tiền liệt tuyến..., nằm liệt nhiều năm nay trên tấm phản ghép lại từ 2 mảnh gỗ. Ông bảo mình tàn nhưng không phế, sống rất lạc quan, yêu đời. Ông sáng tác nhạc, hát hay, hay hát, ngày ngày nằm trên phản gỗ nhưng vẫn cố gắng đan lát rổ, rá, gàu, dần, sàng, quạt... sản phẩm từ tre để bà Lợi đem ra chợ bán kiếm tiền mua gạo đắp đổi qua ngày, nuôi con gái ăn học. Bà Trần Thị Lợi nguyên là thanh niên xung phong tham gia xây dựng đại công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn ở tỉnh Quảng Trị. Mấy năm nay, đôi mắt bà yếu dần đi, bệnh tật liên miên...

“Bây giờ thì tôi thực sự vừa tàn, vừa phế mất rồi!”- người đàn ông than thân trong nước mắt. Trong ngôi nhà cấp bốn ẩm thấp chật chội, tôi chẳng thấy một chút tài sản nào có giá trị. “Trước đây nhà có cái ti vi trị giá 1,5 triệu đồng, trở thành kênh thông tin cho tôi biết thế giới bên ngoài. Năm rồi lụt to, nên ti vi cháy mất. Hoàn cảnh nghèo không đủ tiền thuốc thang cho hai vợ chồng và nuôi con ăn học nên dù đói văn hóa thông tin cũng đành chịu”- tiếng ông Kham buồn buồn.

Cô bé Nguyễn Thị Thu Huyền tâm sự: “Cháu viết bức thư gửi cho các nhà hảo tâm, mong muốn mọi người rủ tình yêu thương đối với cháu, giúp đỡ cháu học hành đến nơi đến chốn, không phải đứt gãy giữa chừng. Sau đó, hỗ trợ cho ba mẹ một ít kinh phí chữa bệnh. Cháu thương bố mẹ cháu lắm, càng thương, càng sợ ba mẹ bỏ cháu mà đi”. Về đầu trang

http://baoquangbinh.vn/xa-hoi-doi-song/201709/ba-manh-doi-cung-kho- 2149152/

Một phần của tài liệu 13092017 Ban tin Quang Binh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w