Giày dép và da giày

Một phần của tài liệu HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC Tháng 10 năm 2020 (Trang 75 - 76)

V. Tiềm năng xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc

2. Giày dép và da giày

Thị trường giày dép của Hàn Quốc ở quy mô vừa phải nhưng có sự phát triển ổn định và bền vững, đặc biệt với nhóm, giày thể thao và cao cấp. Trong vài năm trở lại đây, đặc biệt sau khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực vào 2015, xuất khẩu giày Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng mạnh.

Bảng:Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng giày dép của Hàn Quốc giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: triệu USD

Quốc gia XK sang HQ 2015 2016 2017 2018 2019 Kim ngạch Kim ngạch Kim ngạch Kim ngạch Tăng/ Giảm Tỷ trọng Kim ngạch Tăng/ Giảm Tỷ trọng Thế giới 2.363 2.534 2.794 3.194 14.3% 100% 3.265 2,2% 100% Trung Quốc 1.132 1.103 1.083 1.195 10.3% 37% 1.140 -5% 35% Việt Nam 526 627.983 783 966.2 23.4% 30% 1.035 7% 32% Italy 208 256 331 401 21.1% 13% 453.1 13% 14% Indonesia 214 290 328 320 -2.4% 10% 312,2 -3% 10% Ấn Độ 21 28 38 45 18.4% 1% 54,6 22% 2%

Nguồn: ICT Trade Map , www.trademap.org.

Năm 2019, Hàn Quốc nhập khẩu 3,3 tỷ USD mặt hàng giày dép (tăng 2,2% so với năm 2018). Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2018 (chiếm tỷ trọng 35% trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc; xếp vị trí thứ 2 là Việt Nam (1,03 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 32%); các vị trí còn lại thuộc về Italy (453,1 triệu USD, chiếm 14%); Indonesia (312,2 triệu USD, chiếm 10%); Ấn Độ (54,6 triệu USD, chiếm 2%)2.

Với mặt hàng giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt (HS 6404), năm 2019, Hàn Quốc nhập khẩu 1.05 tỷ USD từ thế giới, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu mặt hàng này cuả Việt Nam đạt kim ngạch 447,1 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm thị phần 43%, xếp thứ nhất, đứng thứ 2 là Trung Quốc (367,3 triệu USD, chiếm thị phần 35%), tiếp theo là Italy (104 triệu USD, chiếm 10%).

Với các loại giày dép khác và phụ kiện đều có kim ngạch khá và vị thế đứng thứ 2 hoặc 3 chỉ sau Trung Quốc và Ý. Nhìn chung, Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu giày dép thứ 2 chỉ sau Trung Quốc.

Về mặt hàng da nguyên liệu (nhóm HS 420100, 420211, 420221, 420231, 420291, 4203, 4205) có sự suy giảm vì cạnh tranh từ các nước có công nghệ thuộc da tiên tiến hơn, đồng thời ở nhóm sản phẩm da nguyên liệu chất lượng cao từ Ý và Tây Ban Nha. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Hàn Quốc năm 2019 đạt 3,1 tỷ USD (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 155,1 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm tỷ trọng 5% trong tổng nhập khẩu mặt hàng này của Hàn Quốc. Việt Nam đang xếp thứ 4 trong số các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Hàn Quốc. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam có thể kể đến gồm Ý (chiếm thị phần 37%), Trung Quốc (31,2%) và Pháp (14,5%).

Hiện nay, Việt Nam có thế mạnh trong xuất khẩu giày dép thành phẩm và tập trung nhóm giày thể thao và sản xuất theo đơn hàng OEM của Hàn Quốc. Do có sức cạnh tranh tốt, ta có thể tiếp tục giành thêm các thị phần từ các nước khác.

Đối với sản phẩm da nguyên liệu ta kém cạnh tranh hơn do trình độ công nghệ và kỹ nghệ sản xuất của Việt Nam chưa thể cạnh tranh với các nước. Tuy vậy thị phần ta còn nhỏ, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành giày dép được đánh giá sẽ tăng lên trong thời gian tới bởi sự đầu tư hiện tại đang đi vào chiều sâu bởi các công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực (cả trong nước và FDI) nhắm tận dụng Hiệp định VKFTA và các thỏa thuận thương mại tự do khác) sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu hàng da nguyên liệu có sức tăng trưởng tốt trong trung và dài hạn. Thị phần có thể nâng cao và kim ngạch về trị tuyệt đối có thể tăng mạnh trong trung và dài hạn nếu ta tiếp tục tăng cường hợp tác với Hàn Quốc và đầu tư mạnh mẽ về công nghệ và kỹ nghệ cho nhóm hàng này.

Một phần của tài liệu HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC Tháng 10 năm 2020 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w