Thị trường trong nước:

Một phần của tài liệu 1487575.DOC (Trang 27 - 29)

+ Tháng 6/2011: Chịu ảnh hưởng của giá vàng thế giới, diễn biến giá vàng trong nước

tháng 6/2011 đã có những lúc điều chỉnh tăng và khá ổn định. Hoạt động giao dịch vàng trên thị trường đang có chiều hướng ấm dần lên khi nhu cầu mua vàng của người dân và nhà đầu tư đã có tiến triển. Tuy nhiên, thị trường vàng vẫn còn chịu áp lực từ nhiều thông tin như xuất hiện vàng giả, thiếu tuổi, pha vonfram… So với giá vàng thế giới quy đổi, hiện giá vàng trong nước đứng cao hơn khoảng 300.000-400.000 đồng/lượng. Giá bán vàng 99,99% tại các công ty kinh doanh vàng bạc nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dao động ở mức 3,773-3,784 triệu đồng/chỉ (đầu tháng). Theo đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước đã chính thức tái xác lập mốc 3,8 triệu đồng/chỉ (ngày 6/6). Sau đó, giá vàng trong nước đã chững lại với giá bán ra nhìn chung vẫn xoay quanh mức 3,8 triệu đồng/chỉ. Đến cuối tháng, giá bán vàng 99,99% tại các công ty kinh doanh vàng bạc Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh giảm xuống mức 3,777-3,787 triệu đồng/chỉ, tuy nhiên vẫn có mức tăng lần lượt là 4.000-3.000 đồng/chỉ so với đầu tháng.

Theo Dự thảo Nghị định Quản lý kinh doanh vàng của Ngân hàng Nhà nước, người dân vẫn được phép mua bán vàng miếng nhưng phải giao dịch tại các ngân hàng và doanh nghiệp được NHNN cấp giấy phép theo các điều kiện nhất định. Cũng theo dự thảo này, NHNN sẽ là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng. NHNN được bổ sung vàng miếng vào dự trữ ngoại hối cũng như can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua việc tổ chức thực hiện sản xuất, mua bán vàng trên thị trường trong nước, xuất nhập khẩu vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

+Sáu tháng đầu năm 2011: Chỉ số giá vàng trong nước giảm trong tháng 1, tháng 2,

tháng 4 và tăng trong tháng 3, tháng 5, tháng 6. Chỉ số giá vàng các tháng (so cùng kỳ tháng trước) như sau: tháng 1 giảm 0,05%, tháng 2 giảm 0,35%, tháng 3 tăng 5,0%, tháng 4 giảm 1,20%, tháng 5 tăng 1,43%, tháng 6 tăng 0,36%. Chỉ số giá vàng bình quân sáu tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 tăng 38,03%. Sáu tháng đầu năm được xem là thước đo hiệu quả của nhiều quyết định quan trọng của Chính phủ trong việc điều tiết thị trường ngoại tệ và vàng miếng trên thị trường tự do. Tất cả những biện pháp này đã và đang giúp cho thị trường được ổn định hơn trước những diễn biến đáng lo ngại về nguy cơ lạm phát tăng cao.

- Thị trường thế giới:

+ Tháng 6/2011: Chỉ số Đôla Mỹ giảm trong tuần thứ nhất và thứ ba, tăng trong tuần thứ

hai và thứ tư. Cụ thể: đầu tháng từ 74,33 điểm (ngày 2/6), xuống mức thấp nhất 73,52 điểm (ngày 7/6), sau đó tăng trở lại: 75,27 điểm (ngày 12/6); lại giảm nhẹ xuống 74,71 điểm (ngày 18/6) và tăng trở lại, kết thúc tháng 6 ở mức 75,80 điểm (29/6).

Diễn biến cặp tỷ giá EUR/USD cho thấy đồng EUR lên giá so với đồng Đô la Mỹ trong tuần đầu với các mốc: 1 EUR đổi được 1,4374 USD (28/5); 1,4636 USD (6/6); 1,4671 USSD (8/6); sau đó có xu hướng giảm trở lại vào tuần thứ 2 với các mốc: 1,447 USD (10/6) và giảm mạnh nhất trong 15 ngày đầu tháng 6/2011 ở mốc 1,4335 USD (13/6), hai tuần cuối tháng giá ở tại các mức 1,434 USD (20/6), 1,425 USD (24/6), 1,432 USD (28/6).

Đồng USD trong xu hướng giảm giá so với các đồng tiền chính khác khi tốc độ phục hồi kinh tế Hoa Kỳ (quý I/2011) chậm hơn dự báo (tăng 1,9%) do giá thực phẩm, năng lượng tăng làm người dân Mỹ thắt chặt chi tiêu, chuỗi sản xuất-cung ứng từ Nhật Bản bị gián đoạn do sóng thần; thị trường việc làm yếu ớt (tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng cuối năm dự kiến 8,6-8,9%), các nhà đầu tư bán mạnh đồng USD. Tuy nhiên sự mất giá của USD so EURO không quá sâu do đồng EURO chịu sức ép giảm giá kể từ sau khi ECB công bố giữ nguyên lãi suất của đồng tiền này ở mức hiện hành 1,25% (9/6) làm cho đồng EUR chạm mức thấp nhất trong tháng này so với USD khi lo ngại khủng hoảng nợ tại châu Âu sẽ tồi tệ hơn, làm mờ đi viễn cảnh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

+ Sáu tháng đầu năm 2011: Chứng kiến sự giảm giá của đồng Đô la Mỹ, tuy biên độ giảm không lớn: chỉ số USD INDEX đầu tháng 1/2011 đứng ở mức 80,19, sang tháng 2/2011 giảm xuống 78,63, tháng 3/2011 xoay quanh mức 76,19 – 77,02, các tháng 4/2011, tháng 5/2011 và tháng 6/2011 ổn định và xoay quanh mức từ 73,66 đến 74,71.

Chính phủ Mỹ duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp gần bằng 0 (0.25%) kéo dài, cùng gói kích thích nền kinh tế 600 tỷ USD, tuy nhiên trong bối cảnh giá dầu tăng cao, động đất và sóng thần tại Nhật Bản làm xáo trộn hệ thống sản xuất lắp ráp theo chuỗi đã làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ 6 tháng đầu năm, đồng USD mất giá (quý I/2011 GDP Hoa Kỳ tăng 1,8%, dự báo năm 2011 tăng 2,5%, thấp hơn năm 2010 (2,9%), nhưng cao hơn bình quân giai đoạn 2000-2009 (1,8%), lạm phát cao 2,8% (2011) so với 1,6% (2010) và 2,6% (2000-2009).

Xu hướng giảm giá của đôla Mỹ cũng thể hiện qua diễn biến cặp tỷ giá EURO/USD, mặc dù biên độ giảm không lớn: đầu tháng 1/2011 tỷ giá ở mức 1,303, đến tháng 3/2011 giảm còn 1,375, tháng 6/2011 giảm còn 1,447.

Theo báo cáo của IMF (6/2011), khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục đà phục hồi (dự báo GDP 2011: 1,8%, cao hơn 2010 (1,6%) và giai đoạn 2000-2009 (1,0%) với đầu kéo tốc độ tăng trưởng GDP là Đức (3,4%), Pháp (2,5%), Ý (0,9%), Anh (1,7%), mặc dù một số nước vẫn còn vướng vào khủng hoảng nợ công và đang phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng để khắc phục như Hy Lạp (-4.5%), Aixơlen (0,5%), Bồ Đào Nha (-1,5%).

- Thị trường trong nước:

+ Tháng 6/2011: Đồng Đôla Mỹ thị trường trong nước tháng 6/2011 diễn biến như sau: tỷ

giá đồng Đôla Mỹ tại khối ngân hàng thương mại biến động tăng, giảm liên tục theo từng ngày với biên độ lớn (ngày 09/6, giá niêm yết mua vào – bán ra là 20.520-20.620 đồng/USD; ngày 16/6: 20.600-20.700 đồng/USD, ngày 27/6: 20.580-20.680 đồng/USD). Tỷ giá niêm yết đầu tháng là 20.520-20.600 đồng/USD (mua vào – bán ra), sau đó tăng lần lượt 30-20 đồng/USD ở chiều mua và chiều bán lên mức 20.550-20.620 đồng/USD (cuối tháng). Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 20.638 VND/USD (đầu tháng). Sau đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng được điều chỉnh giảm liên tục và từ giữa tháng đến cuối tháng, được niêm yết chủ yếu ở mức 20.618 đồng/USD, giảm 20 đồng/USD so với đầu tháng.

Tỷ giá hạch toán giữa Đồng Việt Nam với Đôla Mỹ tháng 7/2011 được Bộ Tài chính công bố áp dụng cho các nghiệp vụ quy đổi và hạch toán thu, chi ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ; quy đổi và hạch toán sổ sách kế toán của Kho bạc Nhà nước là 1 USD = 20.622 đồng, giảm 56 đồng (-0,27%) so với tháng 6/2011.

+ Sáu tháng đầu năm 20110: Nhìn chung chỉ số giá Đôla Mỹ tăng trong quý I và giảm

trong quý II/2011. Chỉ số giá Đôla Mỹ các tháng (so cùng kỳ tháng trước) như sau: tháng 1 giảm 0,32%, tháng 2 tăng 0,94%, tháng 3 tăng 3,06%, tháng 4 giảm 1,61%, tháng 5 giảm 0,98%, tháng 6 giảm 0,78%. Chỉ số giá Đôla Mỹ bình quân sáu tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 tăng 10,30%.

Một phần của tài liệu 1487575.DOC (Trang 27 - 29)

w