Phương pháp huấn luyện

Một phần của tài liệu Tìm hiểu bài toán tạo câu mô tả cho ảnh thời trang dùng học sâu (Trang 25 - 28)

3.2.3.1 Hàm mất mát (Loss function)

Mạng nơ-ron nhân tạo dự đoán kết quả dựa vào dữ liệu và các tham số trọng số weight và bias, vì vậy mục đích của việc huấn luyện mô hình là tìm ra được các tham số trên sao cho phù hợp với kết quả dự đoán mong muốn. Hàm mất mát trả về một giá trị không âm thể hiện sự chênh lệch hai đại lượng 𝑦̂ (giá trị được dự đoán) và 𝑦

(giá trị chính xác của tập dữ liệu).

Sai số toàn phương trung bình (Mean square error) là hàm mất mát được sử dụng phổ biến trong mạng nơ-ron nhân tạo để đánh giá độ chính xác của mô hình. Hàm sẽ tính khoảng cách trung bình(Euclidean distance) giữa hai véc-tơ 𝑦 và 𝑦̂ trên toàn bộ dữ liệu. Sai số toàn phương cho kết quả cảng nhỏ đồng nghĩa với việc mức độ sai lệch giữa mô hình dự đoán và giá trị thực tế càng nhỏ, và giá trị này bằng 0 khi mô hình dự đoán hoàn toàn trùng khớp với giá trị thực tế của dữ liệu.

Để tối ưu hóa độ chính xác của mô hình thì hàm mất mát cần đạt được giá trị nhỏ nhất có thể. Điều này phụ thuộc vào các tham số trọng số weight và bias. Vì thế ý nghĩa của quá trình huấn luyện mô hình chính là tìm ra các tham số trọng số weight và bias phù hợp mà ở đó hàm mất mát đạt giá trị cực tiểu.

3.2.3.2 Gradient Descent

Trong các bài toán tối ưu, chúng ta thường xuyên phải tìm giá trị cực tiểu (hoặc cực đại) của một hàm số nào đó. Tuy nhiên việc tìm giá trị mà tại đó hàm số đạt giá trị nhỏ nhất (global minimum) của các hàm mất mát đôi khi là rất phức tạp. Thay vì đi tìm global minimum, người ta sẽ đi tìm các điểm cực tiêu (local minimum), và xét ở một mức độ nào đó, đây có thể coi là nghiệm của hàm mất mát cần tìm. Các điểm local minimum là nghiệm của phương trình đạo hàm bằng 0, theo lý thuyết ta có thể tìm toàn bộ các điểm local minimum sau đó thế lần lượt vào hàm số để tìm ra global minimum. Tuy nhiên, trong thực tế việc giải phương trình đạo hàm bằng 0 đôi khi là bất khả thi, nguyên nhân có thể đến từ sự phức tạp của hàm số, số lượng chiều dữ liệu.

Giải pháp ở đây là chúng ta sẽ khởi tạo một điểm trong đồ hàm số và sử dụng phép toán lặp để tiến dần về điểm cực tiểu. Gradient descent là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất.

Chương 3: Học sâu

13

1. Khởi tạo giá trị 𝑥 = 𝑥𝑡 bất kỳ.

2. Gán 𝑥𝑡 = 𝑥𝑡−1− 𝜂 ⋅ 𝑓′(𝑥𝑡−1) với 𝜂(𝑙𝑒𝑎𝑟𝑛𝑖𝑛𝑔 𝑟𝑎𝑡𝑒) là hằng số không âm. 3. Tính 𝑓(𝑥𝑡), nếu 𝑓(𝑥𝑡) đủ nhỏ thì ngừng vòng lặp, người lại tiếp tục thực

hiện bước 2.

Tốc độ hội tụ của Gradient Descent không chỉ phụ thuộc và điểm khởi tạo ban đầu mà còn phụ thuộc vào tham số learning rate, do đó việc lựa chọn learning rate rất quan trọng, sẽ có ba trường hợp xảy ra:

 Learning rate nhỏ: Tốc độ hội tụ chậm, ảnh hưởng nhiều đến tốc độ của thuật toán.

 Learning rate quá lớn: Dẫn đến việc thuật toán không tìm được giá trị nhỏ nhất do bước nhảy quá lớn.

 Learning rate hợp lý: Tìm được giá trị nhỏ nhất phù hợp sau một số lần lặp vừa phải.

Hình 3.6: Learning rate của Gradient Descent.

Thuật toán Gradient Descent đề cập ở trên còn còn được gọi với tên khác là Batch Gradient Descent. “Batch” ở đây được hiểu là tất cả, nghĩa là ta sẽ sử dụng toàn bộ dữ liệu để tính toán. Phương pháp này sẽ gặp một vài hạn chế đối với tập dữ liệu có kích thước lớn. Việc tính toán lại đạo hàm cho tất cả các điểm sau mỗi vòng lặp trở nên tốn kém và không hiệu quả.

Để giải quyết khó khăn nêu trên, Stochastic Gradient Descent và Mini-Batch Gradient Descent [10] là cải tiến của Batch Gradient Descent được sinh ra. Hai thuật toán này đơn giản hơn Batch Gradient Descent tuy nhiên lại rất hiệu quả.

Chương 3: Học sâu

14

Stochastic Gradient Descent: Chỉ dùng một điểm dữ liệu cho mỗi lần thực hiện

bước tính đạo hàm. Mỗi lần duyệt qua toàn bộ dữ liệu được gọi là một epoch. Đối với BGD thì mỗi epoch tương ứng với 1 lần cập nhật 𝑥, đối với SGD thì mỗi epoch tương ứng với N lần cập nhật 𝑥 với N là số điểm dữ liệu

Mini-Batch Gradient Descent: Dùng một phần dữ liệu cho mỗi lần thực hiện

bước tính đạo hàm. MGD sử dụng một lượng 𝑛 lớn hơn 1 và nhỏ hơn 𝑁. MGD sẽ chia toàn bộ dự liêu ra làm các mini-batch mỗi mini-batch có n dữ liệu (ngoại trừ mini-batch cuối cùng có thể có số dữ liệu nhỏ hơn n do N không chia hết cho n. Mỗi

lần cập nhật, thuật toán này lấy ra một mini-batch để tính đạo hàm và cập nhật giá trị hàm mất mát.

Hình 3.7: So sánh giữa BGD, MGD, SGD.

Hình trên mô tả giao động giá trị của hàm mất mát đối với 3 thuật toán Gradient Descent. Ta thấy BGD giảm đều sau mỗi epoch và đạt được giá trị hàm mất mát tối ưu. MGD cũng có xu hướng giảm nhưng xuất hiện giao động tuy nhiên vẫn đạt được giá trị hàm mất mát tối ưu. SGD thì có độ giao động lớn và sau rất nhiều bước vẫn chưa đạt được giá trị tối ưu cho hàm mất mát.

3.2.3.3 Lan truyền ngược

Lan truyền ngược là một phương pháp hiểu quả để tính toán độ dốc (gradient) của hàm mất mát, nhờ giải thuật này mà thuật toán tối ưu với đạo hàm (gradient descent) được tính toán hiệu quả hơn và được sử dụng để huấn luyện mạng thần kinh nhân tạo.

Chương 3: Học sâu

15

Phương pháp lan truyền ngược đưa ra một chỉ số trung gian là chỉ số lỗi (error) – đạo hàm riêng của hàm mất mát theo z (Đầu ra của nơ-ron khi chưa qua xử lý của hàm kích hoạt). Giá trị lỗi này thể hiện độ lệch (sai số) của mỗi nơ-ron so với khi hội tụ vì càng gần điểm hội tụ, giá trị lỗi này càng nhỏ và sấp xỉ bằng 0 khi hội tụ. Khi tìm được chỉ số lỗi của từng đầu ra, ta có thể dễ dàng tính được độ dốc của tất cả các tham số.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu bài toán tạo câu mô tả cho ảnh thời trang dùng học sâu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)