Fingerprint và đường curve:

Một phần của tài liệu Ứng dụng fingerprint để xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ cho máy in flexo (Trang 30 - 32)

d. Các câu hỏi cần trả lời và các đề nghị chỉnh sửa:

2.2.3. Fingerprint và đường curve:

2.2.3.1. Khái niệm:

Hình 2.11: Đường curve của máy in.

14

- Curve: đường cong đặc trưng in thể hiện sự gia tăng tầng thứ của máy in.

- Fingerprint: là thuật ngữ dành cho in Flexo chỉ tờ in được in bằng máy in dùng cho sản xuất, nó bao gồm các thang đo và kiểm tra để kiểm tra khả năng in thực tế của một máy in Flexo như text, line, dotgain.

2.2.3.2. Mục đích:

Từ mẫu in Fingerprint mà ta có thể xây dựng đường curve để bù trừ sự gia tăng tầng thứ trên máy in Flexo và nắm được các thông số khác để có sự điều chỉnh phù hợp phục vụ cho sản xuất.

2.2.3.3. Sự quan trọng:

Đối với ngành in thì sự gia tăng tầng thứ là điều khó tránh khỏi và luôn là vấn đề hàng đầu gây ảnh hưởng đến chất lượng in. Vấn đề này luôn được các nhà in cố gắng giảm thiểu và ngăn ngừa. Và khi tiến hành áp dụng Fingerprint để xây dựng đường curve ta có thể biết được các giá trị gia tăng tầng thứ, từ đó đưa ra các biện pháp bù trừ thích hợp.

2.2.3.4. Mối liên hệ giữa Fingerprint và đường Curve:

Fingerprint và đường curve có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau vì để có thể xác định được đường đặc trưng của máy in một cách rõ ràng, cụ thể thì có thể xác định bằng cách áp dụng chạy mẫu Fingerprint trên máy in, sau đó dùng các thiết bị đo để lấy các giá trị gia tăng tầng thứ từ đó thể hiện thành đường đặc trưng của máy in, và từ đường thể hiện sự gia tăng tầng thứ có thể xây dựng đường bù trừ dotgain cho máy in đó.

2.2.3.5. Ưu điểm và hạn chế:

- Ưu điểm:

+ Dễ dàng áp dụng với điều kiện hiện có tại nhà xưởng. + Có thể kiểm soát được tốt tình trạng của máy in.

+ Có thể có được biện pháp bù trừ hiện tượng gia tăng tầng thứ. + Không cần đầu tư quá lớn về cơ sở, vật chất để thực hiện. - Hạn chế:

+ Cần nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu về Fingerprint. + Phải tạm dừng quá trình sản xuất để lấy mẫu Fingerprint. + Phải định kỳ thực hiện Fingerprint để đạt hiệu quả tốt nhất.

15

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VÀ CÁC YÊU CẦU CÓ VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA NHÀ IN.

Về cơ bản các nhà in muốn ứng dụng được Fingerprint thì tối thiểu đã có được các trang thiết bị dành cho sản xuất của các khâu từ chế bản, máy in, cũng như cần phải đầu tư tối thiểu được một máy đo màu phục vụ cho việc kiểm tra mẫu Fingerrint, bên cạnh đó cũng cần có các phần mềm chuyên dụng để có thể dễ dàng ứng dụng Fingerprint để xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ. Dưới đây là mô hình sản xuất thực tế các thiết bị tại công ty TNHH CCL Label Vietnam đã và đang áp dụng thành công Fingerprint vào trong sản xuất.

Mục đích: Trình bày và tích các thiết bị, cơ sở vật chất tại một công ty thực tế đã áp dụng thành công Fingerprint để kiểm soát thiết bị in và đặc biệt là kiểm soát sự gia tăng tầng thứ.

Phương thức thực hiện: Thực tập và tham gia vào dự án Fingrprint để kiểm soát thiết bị in tại công ty TNHH CCL Label Vietnam. Trong quá trình thực tập, tiếp xúc thực tế với các kiến thức, thiết bị tại nhà xưởng để thực hiện lấy mẫu, kiểm tra và phân tích Fingerprint.

Một phần của tài liệu Ứng dụng fingerprint để xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ cho máy in flexo (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)