Nhựa alkyd có màu vàng đến nâu tùy vào loại dầu và kĩ thuật trong quá trình thực hiện tổng hợp
Nhựa alkyd có thể tan trong các dung môi hữu cơ có độ phân cực trung bình như xylene, toluene, xăng, dầu hỏa,…
Dung dịch nhựa alkyd 50% trong xylene có độ nhớt 1800 – 2800 cp, có khả năng tạo màng tốt, bám dính trên các bề mặt gỗ, thép…
Độ bền nhựa alkyd trong môi trường tự nhiên khá tốt, kém bền trong các loại dung môi, kém bền kiềm.
12
Nhựa alkyd béo có khả năng khô trong không khí khi có chất làm khô.
Tính bền nước, bền khí quyển của màng nhựa alkyd chủ yếu phụ thuộc vào trọng lượng phân tử của nhựa. Trọng lượng phân tử của nhựa càng lớn, thì độ bền nước càng thấp, nhưng sau khi màng khô, liên kết ngang tạo thành giữa các phân tử càng nhiều thì độ bền nước, bền khí quyển càng cao
Khả năng khô, độ cứng, độ uốn, độ bền va đập, tính chịu uốn của màng sơn chủ yếu phụ thuộc vào loại dầu (độ béo của dầu) trong thành phần của các chất tham gia phản ứng. Màng khô nhanh, khi nhựa được biến tính bằng dầu trẩu, lanh hay các loại dầu khô khác. Bên cạnh đó, nhựa có độ béo càng cao thì thời gian khô của màng càng dài.
Nhựa alkyd tan trong nước là nhựa có phân tử lượng thấp (khoảng 1200 – 1400), hàm lượng nhóm chức tự do cao (chỉ số acid khoảng 50 – 100 và lượng dư nhóm hydroxyl 40 – 60%) chính là nguyên nhân làm cho nhựa tan được trong nước, vì vậy chọn các alcol phân và nhựa có độ béo nhỏ hơn 50%.
Dung dịch nhựa alkyd tương đối ổn định, độ nhớt hầu như không thay đổi theo thời gian.