Một số giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu PHÂN ĐỊNH NHIỆM vụ THU CHI các cấp NSNN 8 (Trang 27 - 30)

Từ phân tích thực tế tình hình phân cấp quản lý ngân sách và các nguyên tắc về phân cấp ngân sách có thể xem xét một số hướng cải cách sau:

Thứ nhất, sửa đổi lại hệ thống ngân sách nhà nước cho phù hợp với thực tế.

Chẳng hạn, Quốc hội chỉ quyết định tổng thu, chi, số bội chi, những định hướng cơ bản của ngân sách chứ không đi vào con số cụ thể. Về chi NSNN, Quốc hội chỉ quyết định tổng chi NSNN, bao gồm chi NSTƯ và chi NSĐP; đối với NSĐP, không quyết định chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách, và không quyết định rằng trong chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên phải có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ… Việc sửa đổi này sẽ tạo quyền chủ động hơn cho địa phương trong phân bổ và quyết định ngân sách, nhưng sẽ có thể dẫn đến việc phân bổ NSNN cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ… không đảm bảo tỷ lệ đề ra. Để tăng tính khả thi, hiệu quả của luật thì cần làm rõ xem Quốc hội quyết định những vấn đề gì trong NSNN.

Thứ hai, về các khoản thu được phân chia cho các cấp ngân sách

Coi trọng việc đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phải phù hợp với đặc điểm điều kiện của từng vùng.

Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp đối với nguồn thu có quy mô nhỏ (VD: Nguồn thu từ thuế TTĐB thu từ các mặt hàng bài lá, vàng mã chhir có thể phân cấp cho ngân sách xã, phường, thị trấn)

Đối với khoản thuế có quy mô lớn nhứ VAT, nên quy định cụ thể tỷ lệ % phân chia tổng số thuế thu được giữa NSTƯ và ngân sách của các địa phương. Sau đó, thực hiện phân chia tổng số thuế ngân sách các địa phương hưởng cho từng địa phương theo các tiêu chí về dân số, sức mua (thu nhập bình quân đầu người)… Thực hiện phương án khắc phục tình trạng chênh lệch ngày càng lớn giữa địa phương có doanh nghiệp lớn đóng trụ sở với các địa phương khác.

Phân cấp các khoản thu cần dựa trên nguyên tắc “lợi ích”, có nghĩa là tăng thu của NSĐP phải đi kèm với các cam kết về việc cải thiện chất lượng các dịch vụ công do địa phương có trách nhiệm cung cấp.

Thứ ba, mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu.

Cho phép chính quyền địa phương tự chủ ở một mức độ thích hợp trong việc ra các quyết định chi tiêu theo ưu tiên của địa phương. Đồng thời, cần cho phép địa phương được quyền quyết định các chế độ, định mức chi tiêu của địa phương trên cơ sở nguyên tắc hoặc trong khung do Trung ương quy định.. Tránh tình trạng cùng một nhiệm vụ chi được phân ra cho quá nhiều cấp mà không có sự xác định ranh giới rõ ràng, dẫn đến chỗ không quy được trách nhiệm giải trình và sự chồng chéo, đùn đẩy giữa các cấp chính quyền

Thứ tư , tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở

cấp địa phương, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa

Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách chỉ có thể đạt được mục tiêu mong muốn nếu được gắn liền với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phương. Cần có các cơ chế thích hợp để tăng cường tính minh bạch, công khai trong quản lý ngân sách ở các cấp chính quyền, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm tính hiệu quả của quản lý ngân sách, trong đó cần đề cao vai trò của các cơ quan dân cử và của Kiểm toán nhà nước. Tăng cường trách nhiệm giải trình của mỗi cấp chính quyền trong quản lý ngân sách không chỉ với cấp trên, mà trước hết là với trước Hội đồng nhân dân và người dân ở địa phương đó.

Thứ năm, cho phép sự linh hoạt nhất định trong điều hành ngân sách địa

phương để đối phó với những biến động

Cần quy định cụ thể UBND được quyền điều chỉnh dự toán ngân sách trong trường hợp không làm mất cân đối dự toán HĐND đã quyết định. Trường hợp biến động, làm thay đổi dự toán HĐND đã quyết định nên giao cho UBND cấp trên trực tiếp thống nhất với Thường trực HĐND cùng cấp trước khi quyết định và báo cáo với HĐND tại kỳ họp gần nhất. Như vậy, sẽ tạo ra sự thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dự toán ngân sách địa phương, đồng thời HĐND có cơ sở để tổ chức giám sát việc sử dụng ngân sách Nhà nước theo quy định.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu chúng ta có thể thấy rằng phân cấp ngân sách là một quá trình khó khăn, phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy, chúng tôi hi vọng thông qua việc tìm hiểu về phân chia nguồn thu giữa TW và các cấp NSĐP sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu được nguyên lí, tư tưởng hình thành xây dựng, tạo ra việc phân chia nguồn thu này, qua đó đánh giá sự phù hợp các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động phân chia xem có mâu thuẫn với các quy định chung, đã phù hợp hay chưa và có những hướng hoàn thiện để các quy định này ngày càng hiệu quả trên thực tiễn, góp phần đảm bảo hoạt động thu, chi ngân sách của TƯ và địa phương.

Một phần của tài liệu PHÂN ĐỊNH NHIỆM vụ THU CHI các cấp NSNN 8 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w