XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN 2021-

Một phần của tài liệu 222BC-UBND (Trang 30 - 33)

LƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2030

- Tiếp tục quán triệt sâu rộng chủ trương, giải pháp, nội dung của Nghị Quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris về BĐKH để các cấp, các ngành và mọi người dân đều nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm cao trong việc ứng phó với BĐKH, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chiến lược ứng phó với BĐKH, quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh, thích ứng với BĐKH phù hợp với các cam kết đóng góp của Việt Nam trong NDC, yêu cầu của quốc tế.

- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bảo đảm mỗi sở, ngành, địa phương đều có đầu mối xử lý các vấn đề BĐKH; tăng cường điều phối giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành trong ứng phó với BĐKH.

- Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu, bổ sung các văn bản hướng dẫn về thực hiện các nội dung chủ động phòng ngưa và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Giải pháp tài chính

- Đề nghị Trung ương tiếp tục bố trí vốn để thực hiện các dự án chưa hoàn thành trong giai đoạn 2012- 2019 và sớm cấp vốn để tỉnh triển khai thực hiện các dự án đã đề xuất trong giai đoạn 2021-2025, cần tiếp tục ưu tiên cho các hoạt động về thích ứng, đặc biệt đối với bão, lũ, ngập lụt, hạn hán, đồng thời sẵn sàng tham gia thực hiện các hành động giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu cùng Cộng đồng quốc tế, chủ động nắm bắt các cơ hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu trong tương lai.

- Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tăng cường hỗ trợ kinh phí cho địa phương để thực hiện các Chương trình, dự án về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2053/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Bố trí, phân bổ các nguồn lực như: nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung, nguồn vốn vay ODA, nguồn vốn BĐKH,… để bố trí cho nhiệm vụ ứng phó với BĐKH của địa phương.

- Tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH, như tăng đầu tư chi thường xuyên sự nghiệp cho ứng phó với BĐKH, khai thác hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ,… Tiếp tục triển khai lồng ghép các vấn đề BĐKH và tăng trưởng xanh vào trong các chính sách, quy hoạch, chương trình ưu tiên cho đầu tư phát triển.

-Tranh thủ sự hỗ trợ của các nước và tổ chức quốc tế về tài chính, nâng cao năng lực và công nghệ trong thực hiện các chiến lược, chính sách về BĐKH.

- Đề nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ tỉnh về kinh phí để sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ đập, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền bị hư

hỏng, xuống cấp trong các mùa bão, lũ trước để đảm bảo an toàn phục vụ phòng, chống thiên tai; hỗ trợ kinh phí để phòng, chống hạn hán vụ Hè Thu năm 2019.

3. Giải pháp kỹ thuật

- Xây dựng mục tiêu, kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính cho các ngành, lĩnh vực phát thải lớn được lồng ghép vào trong các Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành để thực hiện; nghiên cứu về chính sách thuế cacbon, chứng chỉ giảm phát thải và các cơ chế thị trường liên quan. Thí điểm triển khai các dự án áp dụng các cơ chế này tạo tiền đề thực hiện Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính.

- Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên. Điều tra, kiểm kê, xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với tưng ngành, lĩnh vực, địa phương. Ưu tiên thực hiện chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực chống mất rưng, suy thoái rưng và tạo sinh kế cho cộng đồng.

- Tiếp tục triển khai các Chương trình, Đề án, Kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh một cách hiệu quả, đồng thời huy động các doanh nghiệp tham gia vào các Chương trình giảm phát thải nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu.

- Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với BĐKH. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với BĐKH.

- Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để người dân, cộng đồng triển khai và mở rộng phát triển mô hình đô thị sinh thái, nông thôn xanh, quy mô các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiết kiệm, an toàn, thân thiện với khí hậu.

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin về xây dựng, thực hiện chính sách và triển khai các nội dung cơ bản của các chiến lược, chính sách về BĐKH. Tăng cường điều phối giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành trong ứng phó với BĐKH.

4. Giải pháp về cơ chế điều phối

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về BĐKH trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường; tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cho ứng phó với BĐKH, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tăng cường thực thi các chính sách về sử dụng năng lượng hiệu quả; xây dựng, triển khai chương trình đào tạo cán bộ, viên chức, người lao động đáp ứng nhu cầu thực hiện Thoả thuận Paris.

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin về xây dựng, thực hiện chính sách và triển khai các nội dung cơ bản của các chiến lược, chính sách về BĐKH. Tăng cường điều phối giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành trong ứng phó với BĐKH.

5. Các giải pháp khác

- Phổ biến kết quả về tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược và Kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2012-2020 và tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhằm thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu.

- Xây dựng, triển khai chương trình giảng dạy về biến đổi khí hậu phù hợp với các yêu cầu của Thoả thuận Paris trong hệ thống giáo dục, đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trên đây là Báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường./.

Nơi nhận:

Một phần của tài liệu 222BC-UBND (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w