Sẽ có sự gia tăng thách thức về nguồn huy động tài chính - tín dụng cả về quy mô lẫn điều kiện tín dụng từ chủ trương của chính phủ tiếp tục tinh thần chính sách tài chính - tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và ưu tiên kiềm chế lạm phát xuống một con số.
Hơn nữa, có khả năng sẽ xuất hiện áp lực mới về lựa chọn định hướng đầu tư tài chính và giải ngân các khoản tín dụng đầu tư gắn với sự gia tăng những rủi ro thị trường và đầu tư từ tái cấu trúc trong khuôn khổ quá trình tái cấu trúc kinh tế vĩ mô và vi mô. Nếu thiếu kiểm soát tốt, các hoạt động đầu tư tài chính và cho vay tín dụng phục vụ tái cấu trúc sẽ tăng rủi ro theo các khía cạnh: Một là, rủi ro từ khả năng thanh khoản kém hơn cho các khoản vay mới do giảm nguồn thu tài chính từ sự từ bỏ thị trường, làm việc cũ, trong khi thị trường mới chưa xuất hiện ngay và sức cạnh tranh mới chưa xác lập vững chắc; hai là, rủi ro từ nguy cơ gia tăng nợ của các doanh nghiệp (gắn với thiếu hụt nguồn vốn duy trì đầu tư cũ và cần thêm các khoản vay mới cho tái cấu trúc); ba là, rủi ro từ sự thất thoát, tham nhũng vốn đầu tư mới cho những dự án đầu tư mới trong khuôn khổ hoặc nhân danh tái cấu trúc, nhất là trong khu vực đầu tư công; bốn là, rủi ro từ việc lãng phí các dự án đầu tư dở dang theo mô hình đầu tư cũ,…
Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp; lạm phát và mặt bằng lãi suất có thể vẫn khá cao; cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại hối khó cải thiện gây áp lực lên thị trường tiền tệ và tỷ giá; giá vàng trên thị trường có nhiều khả năng vẫn biến động bất thường là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng NNo PTNT Krông Ana
Mặt khác, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi, hệ số tín nhiệm quốc gia thấp và chỉ số cạnh tranh tụt bậc liên tiếp nhiều năm. Kinh tế - xã hội nước ta vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Một số khó khăn và thách thức về thị trường có thể lớn hơn và khó lường hơn so với dự báo..
Huyện Krông Ana là một huyện vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật kỹ thuật hạ tầng nông thôn chưa phát triển, đời sống nhân dân c còn nhiều khó khăn thiếu thốn, vì vậy dẫn đến tích luỹ nội bộ thấp.
Về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhất là đối với Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn được xem là hoạt động kinh tế khó khăn và phức tạp. Tín dụng nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro khách quan, ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng như: lũ lụt, hạn hán, mất mùa, sâu bệnh, dịch bệnh gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của bà con nông dân, do đó nó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, tăng tỉ lệ nợ xấu, nợ khó đòi. Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác thu hồi vốn của Ngân hàng.
Các văn bản pháp quy liên quan đến tài sản, quyền sử dụng đất gây khó khăn trong việc định giá tài sản thế chấp, khó khăn trong việc giải ngân.
Một số chính sách, quy định về tín dụng không còn phù hợp chưa được sửa đổi bổ xung kịp thời đã gây không ít khó khăn đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng;
Tình trạng thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến, làm cho việc điều hoà lưu thông tiền tệ và quản lý kho quỹ rất khó khăn, phân tán, tốn kém.
Công tác đào tạo bồi dưỡng, bố trí cán bộ còn nhiều thiếu sót.
Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng không được coi trọng đúng mức, chất lượng hiệu quả kém, thiếu nghiêm khắc trong việc xử lý các sai phạm.
Thủ tục vay vốn ngân hàng khá phức tạp, có nhiều loại hồ sơ người vay phải xin rất nhiều chữ ký và con dấu.