II. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NGHĨA XÃ HỘI
2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về tôn giáo và nguồn gốc, bản chất, tính chất, chức năng của tôn giáo chất, tính chất, chức năng của tôn giáo
a. Về khái niệm tôn giáo
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc của con người - những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên trở thành siêu tự nhiên, thần bí...
Ở một cách tiếp cận khác, tôn giáo còn được hiểu là một thực thể xã hội – các tôn giáo cụ thể (đạo Chính Thống, đạo Công Giáo, đạo Tin lành, đạo Phật…), với các tiêu chí cơ bản sau: có đấng siêu nhiên, đấng tối cao, thần linh để tôn thờ; có hệ thống giáo thuyết (giáo lý, giáo lễ, giáo luật) phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức của tôn giáo; có hệ thống hành vi hay nghi thức, biểu tượng tôn giáo và hệ thống cơ sở thờ tự; có tổ chức nhân sự, quản lý điều hành việc đạo (người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp); có hệ thống tín đồ đông đảo, những người tự nguyện tin theo một tôn giáo nào đó, và được tôn giáo đó thừa nhận.
Trong khi làm rõ khái niệm tín ngưỡng, cũng cần thiết phải làm rõ khái niệm mê tín, dị đoan. Mê tín là niềm tin mê muội, viển vông quá mức, không dựa trên một cơ sở khoa học nào. Dị đoan là sự suy đoán một cách nhảm nhí, tùy tiện, sai lệch những điều xảy ra trong cuộc sống. Mê tín dị đoan là chỉ những hành động sai lệch quá mức, gây tổn hại cho cá nhân và cộng đồng, được tạo ra bởi niềm tin mù quáng, nhảm nhí, mê muội...
b. Về nguồn gốc tôn giáo