THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
3.1. Tổng quan về tình hình thu hút vốn đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế
Những năm qua, nền kinh tế Thừa Thiên Huế đạt mức tăng trưởng khá so với cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng du lịch, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Thừa Thiên Huế ngày càng có nhiều chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước có vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn, nhất là các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, kinh doanh bất động sản, khu đô thị - công nghệ cao...
3.2. Kết quả đạt được trong giai đoạn thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh
Theo Sở Kế hoạch và Ðầu tư Thừa Thiên Huế, nếu như năm 2006, toàn tỉnh chỉ có 38 dự án FDI nhỏ lẻ thì từ năm 2007 đến 2010, Thừa Thiên Huế luôn là địa phương nằm trong tốp dẫn đầu thu hút đầu tư của vùng kinh tế trọng điểm miền trung và cả nước. Ðặc biệt, năm 2008 có 74 dự án trong nước và ngoài nước được cấp chứng nhận đầu tư với tổng nguồn vốn 1.556 triệu USD; thu hút 13 dự án FDI, với tổng nguồn vốn 1.097 triệu USD, xếp thứ 10 trong 64 tỉnh, thành phố về thu hút vốn FDI. Tính đến ngày 31/12/2010, có 328 dự án với tổng mức vốn đăng ký hơn 80 nghìn tỷ đồng. Về doanh nghiệp có vốn FDI, đến nay có 69 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 2.500 triệu USD, tương đương hơn 45 nghìn tỷ đồng. Trong các khu công nghiệp hiện có 60 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 10 nghìn tỷ đồng; 232 dự án ngoài khu công nghiệp và khu kinh tế với tổng vốn đăng ký khoảng 35 nghìn tỷ đồng.
Mặc dù trong năm 2010, mức thu hút FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế có tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chỉ đạt ở mức thấp so với những năm trước và vốn thực hiện đạt 54,77 triệu USD. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, kinh doanh bất động sản có vốn đăng ký lớn và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn đăng ký. Hiện nay, nhiều dự án do chủ đầu tư đang gặp khó khăn về tài chính, cho nên tiến độ triển khai rất chậm hoặc không có khả năng triển khai, đã ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu vốn thực hiện. Các thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng,... còn rườm rà, đặc biệt công tác triển khai thực hiện sau cấp phép như đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư,... còn nhiều phức tạp, kém hiệu quả.
Trong năm 2011, tỉnh Thừa Thiên Huế thu hút được khoảng 15 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 200 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI dự kiến đạt 113 triệu USD. Doanh thu ước đạt 320 triệu USD
Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu đạt mục tiêu thu hút từ 10 - 15 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký khoảng 300 triệu USD. Tỉnh đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực, cải thiện môi trường thu hút đầu tư, trong đó có việc ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Ðến nay, đã có 66 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD đầu tư trên địa bàn tỉnh. Riêng năm tháng đầu năm nay, tỉnh hỗ trợ 10 nhà đầu tư nghiên cứu dự án với tổng vốn đăng ký dự kiến khoảng 250 triệu USD. Hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng thu hút những dự án có quy mô đầu tư lớn và đa dạng trên các lĩnh vực công nghiệp, dệt may, du lịch, chế biến thực phẩm đồ uống... đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách địa phương.
Năm 2013, tiếp tục xác định là “Năm đô thị”, do vậy tỉnh đã huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng. Giá trị đầu tư xây dựng quý I/2013 ước tính đạt 2.258 tỷ đồng, bằng 15,6% kế hoạch năm, tăng 9,8% so cùng kỳ; trong đó nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước 627 tỷ đồng, chiếm 27,8% nguồn vốn; nguồn vốn tín dụng 689 tỷ đồng, tăng 20,5%; vốn đầu tư doanh nghiệp 230 tỷ đồng, tăng 20,8%; vốn viện trợ 152 tỷ đồng, tăng 13,3%; vốn đầu tư nước ngoài 290 tỷ đồng, tăng 3,6%. Đến nay, toàn tỉnh có 66 dự án FDI, tổng nguồn vốn đăng ký 1.959,437 USD; doanh thu trong quý I/2013 thuộc nguồn vốn này đạt khoảng 110,6 triệu USD, tăng 48%, nộp ngân sách khoảng 273 tỉ đồng, tăng 5%; nguồn ODA với lượng giải ngân khoảng 30 tỷ đồng trong 24 dự án đang triển khai.
3.3. Hạn chế
• Mặt bằng công nghệ và trình độ tay nghề lao động của tỉnh chưa tương xứng để tiếp cận các công nghệ mới.
• Sử dụng nguồn vốn ODA chưa hợp lý, đang còn tình trạng đầu tư dàn trải, không đúng mục đích, chưa phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh.
• Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài FDI chỉ mới quan tâm đến số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng nên trong quá trình triển khai dự án mới xảy ra những vấn đề bất cập.
• Quy hoạch rất nhiều khu đô thị mới nhưng chưa có hệ thống, định hướng hợp lý gây lãng phí đất đai.
• Cơ cấu hạ tầng chưa thật sự đồng bộ phù hợp.
• Việc quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, cấp phép dự án còn nhiều hạn chế.
• Thủ tục hành chính còn rườm rà gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
3.4. Giải pháp
Điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực, từng ngành nghề. Rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định về thu hút đầu tư theo hướng thông thoáng, nhanh gọn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư.
Tranh thủ các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, dịch vụ, phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới; đồng thời, xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng BOT, BTO... Các khu công nghiệp, khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực của tỉnh cũng đang áp dụng các chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư, như thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động và được miễn thuế thu nhập 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế...
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, về cơ bản những ưu đãi về thuế, xuất nhập khẩu, thủ tục đầu tư, giá thuê đất... của Thừa Thiên Huế cũng dựa trên khung cho phép của các luật hiện hành. Tuy nhiên, tỉnh đã cụ thể hóa theo hướng có lợi nhất cho nhà đầu tư theo Quyết định 1337/QÐ-UBND ngày 7-7-2009 của UBND tỉnh. Các nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ 100% chi phí tái định cư, hỗ trợ thêm phần chênh lệch đền bù 100% nếu đầu tư vào các huyện Nam Ðông, A Lưới và 50% ở các huyện Hương Trà, Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Phú Vang, Phú Lộc. Gần đây, UBND tỉnh đã ban hành văn bản về quy trình hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn. Quy trình được áp dụng trong việc phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Ðây là một trong những điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tìm hiểu các thông tin và thực hiện các thủ tục đúng quy trình về đầu tư.
Cần phải tiếp tục rà soát để loại bỏ các thủ tục phiền hà, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Cần có quy hoạch đồng bộ nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đáp ứng tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm đối với các dự án kéo dài tiến độ, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Điển hình gần đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định thu hồi 12 giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký hơn 650 triệu USD, trong đó có 3 dự án thuộc lĩnh vực du lịch (dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam A D&C và dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lost World, Khu du lịch Dream Palace).