Nguyên nhân của những tồn tại trên.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất tại nh nn & ptnt huyện kinh môn – tỉnh hải dương (Trang 26 - 29)

III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG CHO VAY VỐN HỘ SẢN XUẤT Ở NHNo&PTNT HUYỆN KINH MÔN TỈNH

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên.

Thủ tục tín dụng còn nhiều phiền hà, phức tạp. Bộ hồ sơ vay vốn của hộ còn quá nhiều thủ tục giấy tờ và chữ ký. Nhất là bộ hồ sơ thế chấp tài sản theo văn bản số 167 của NHNo&PTNT Việt Nam.

Trong thực hiện chính sách cho vay hộ sản xuất thì cán bộ tín dụng là người vất vả nhất, họ phải lo huy động vốn và đầu tư trực tiếp xuống từng hộ gia đình, nắng mưa đều ở trên đường đi thẩm định, đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn,

ở những vùng dân trí thấp có khi còn bị đe doạ đến tính mạng, thế nhưng chưa được ưu đãi thoả đáng công sức họ bỏ ra.

3.2- Về thực trạng kinh tế của hộ vay vốn.

Phần lớn các hộ gia đình có tiềm năng kinh tế hạn chế. Nhiều hộ gia đình có nhu cầu vay vốn 100%.

Tài sản trong nhà không có gì ngoài ngôi nhà để ở và các trang thiết bị tối thiểu cần thiết.

Kiến thức về kinh tế thị trường còn hạn chế, các kiến thức về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm trong chăn nuôi sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế, dẫn đến một số hộ sử dụng vốn vay không có hiệu quả. Khi thua lỗ mất vốn không còn nguồn trả nợ.

Một số hộ còn có hành vi lừa đảo Ngân hàng bằng mọi cách vay được tiền Ngân hàng sau đó bỏ trốn huặc cố tình đe doạ hành hung khi Ngân hàng tham gia xử lý tài sản thế chấp thu hồi vốn.

3.3- Quản lý cấp uỷ chính quyền địa phương.

Có nơi còn chưa quan tâm đúng mức, thiên về giới thiệu cho dân vay được vốn mà chưa quan tâm đến việc xem xét, đôn đốc họ hoàn trả nợ Ngân hàng. Do đó trong xét duyệt hồ sơ cho vay còn qua loa thiếu thực tế.

Quản lý hộ tịch hộ khẩu còn nhiều sơ hở dẫn đến tình trạng hộ vay vốn làm ăn sau một thời gian bỏ trốn, chính quyền địa phương không biết khi khách hàng chưa trả được nợ cho Ngân hàng vẫn ký chứng nhận cho hộ bán tài sản đẩy khó khăn về phía Ngân hàng.

Chưa chỉ đạo việc quy hoạch xây dựng các dự án đầu tư theo xã, theo vùng kinh tế, định hướng trong sản xuất còn chung chung. Chưa chủ động tìm kiếm, lo thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân. Nhiều sản phẩm làm ra bị tư thương

ép giá dẫn đến người sản xuất bị thua thiệt ảnh hưởng đến việc đầu tư và thu lợi của Ngân hàng.

Các dự án của cá hộ gia đình đều là các dự án nhỏ, đều do cán bộ tín dụng hướng dẫn xây dựng, sau đó lại trực tiếp thẩm định chi vay, do đó tính khả thi và hiệu quả kinh tế thấp.

C

HƯƠNG III

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY MỞ RỘNG CHO VAY KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CHO VAY KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN- TỈNH HẢI DƯƠNG

I- GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất tại nh nn & ptnt huyện kinh môn – tỉnh hải dương (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w