Các nghiên cứu về thực trạng nguồn nhân lực YHCT tuyến cơsở

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn lực khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ y học cổ truyền của người dân tại huyện tĩnh gia tỉnh thanh hoá năm 2017 (2) (Trang 26)

Nhiều nghiên cứu tập trung tìm hiểu nguồn nhân lực YHCT, kiến thức, kỹ năng thực hành, thái độ hành vi sử dụng YHCT và các yếu tố quan trọng liên quan đến thực hành sử dụng YHCT tại cơ sở y tế và cộng đồng. Các nghiên cứu đã tiến hành là:

Nghiên cứu của Hoàng Thị Hoa Lý, Phạm Phú Vinh, Phạm Việt Hoàng “Thực trạng nguồn nhân lực y học cổ truyền của tỉnh Lạng Sơn năm 2011- 2012” cho thấy nhân lực YHCT tại các cơ sở y tế công lập trong toàn tỉnh chiếm 9,5%, cán bộ YHHĐ là 90,5 %. Nhân lực giữa YHCT&YHHĐ tại các CSYT ngoài công lập chênh lệch nhau khá lớn là 28,44% và 71,56%. Số cán bộ YHHĐ có trình độ ĐH&SĐH có tỉ lệ rất cao (72,3%) trong khi đó số cán bộ YHCT có trình độ Đại học rất thấp (12,12%) trong có cán bộ YHCT có trình độ sau đại học. Số cán bộ là lương y tại cơ sở YHCT ngoài công lập chiếm tỷ lệ cao nhất (72,73%). Tại tuyến tỉnh, có 3 lực lượng tham gia KCB

bằng YHCT đó là: bác sỹ chuyên khoa YHCT nhưng chỉ chiếm tỉ lệ là (9,1%), chủ yếu là lương y với tỉ lệ (30,3%), còn lại là y sỹ chuyên khoa với tỷ lệ (6,1%); tại tuyến huyện, bác sỹ chuyên khoa (3,0%), y sỹ chuyên khoa (3,1%), số còn lại là lương y chiếm tỷ lệ (15,1%); tại tuyến xã, số lương y tham gia KCB tương đối cao (27,3%), số y sỹ chuyên khoa rất ít (6,1%) [21].

Nguyễn Đình Thuyên (2011) nghiên cứu về “ Thực trạng nhân lực và trang thiết bị y tế của ba Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh Quảng Ninh, Sơn La, Vĩnh Phúc”. Nội dung nghiên cứu cho thấy, tại ba bệnh viện YHCT tuyến tỉnh, tỷ lệ bác sỹ trình độ chuyên môn từ chuyên khoa I trở lên so với tổng số cán bộ cả y và dược trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên còn thấp: chiếm tỷ lệ từ 0,17%-0,38%. tỷ lệ bác sỹ trên giường bệnh chỉ từ 0,11- 0,14, trong khi đó tỷ lệ bác sỹ trên giường bệnh của các bệnh viện đa khoa của ba tỉnh này là từ 0,19-0,26) [30].

Phạm Thị Minh Tâm, Phạm Minh Khuê, Phạm Văn Hán (2013) tiến hành nghiên cứu “Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế Hồng Thái huyện An Dương, Hải Phòng năm 2013”, trong nội dung nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng khám chữa bệnh (bằng y học cổ truyền cho người dân kết quả của công tác khám chữa bệnh bằng YHCT tại trạm y tế xã, Bình quân số lần KCB đạt 0,19 lần/người/năm, Tỷ lệ bệnh nhân đến KCB YHCT tại trạm đạt 31,07%. Nhóm tuổi từ 50 - 59 chiếm tỷ lệ 32,4%. Làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (37,1%) và hưu trí là thấp nhất (7,3%). Trình độ học vấn: trình độ trung học phổ thông cao nhất (30,2%)và thấp nhất là tỷ lệ mù chữ (4%). Các triệu chứng chính thường gặp: đau đầu, mệt mỏi, kém ăn, lạnh đau tăng, hoa mắt chóng mặt. Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc đông y (69,1%), tỷ lệ bệnh nhân không dùng thuốc đông y (13%). Phương pháp điều trị chủ yếu bằng xoa bóp, bấm huyệt, điện châm [25].

Phạm Vũ Khánh (2009) nghiên cứu “Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khoẻ bằng y học cổ truyền tại các cơ sở y tế tư nhân y học cổ truyền tỉnh

Quảng Ninh”, kết quả cho thấy: trình độ của những người hành nghề y tế tư nhân YHCT chủ yếu là cấp 3 (58,3%); số người có bằng đại học hoặc sau đại học YHCT ít (22,2%); một số người chỉ học tới cấp 2 (16,7%), những người này đều đã lớn tuổi, gia đình có nghề YHCT từ lâu đời, đa số không có bằng cấp và chứng chỉ hành nghề. Có 97,2% người hành nghề y tế tư nhân YHCT đã được học qua các khóa đào tạo về YHCT. Trong số những người được đào tạo về YHCT, có 69,4% học qua các lớp tập huấn về YHCT của các cấp hội Đông y; 25% có nghề gia truyền; 13,9% được học chuyên ngành YHCT tại các trường y; 11,1% học định hướng chuyên khoa YHCT sau khi đã học đa khoa hoặc các chuyên khoa khác tại trường y. Đa số những người hành nghề y tế tư nhân YHCT đã được đào tạo qua các trường y đều là cán bộ của các bệnh viện, trạm y tế mở phòng khám tư nhân ngoài giờ hành chính. Nhìn vào kết quả trên cho thấy mặt bằng trình độ của những người hành nghề y tế tư nhân YHCT còn thấp [13], [14].

Nghiên cứu của Phạm Việt Hoàng, Đỗ Thị Phương (2012) “Thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Thái Bình”, Kết quả nghiên cứu thực trạng trạng nguồn lực phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện YHCT tỉnh Thái Bình trong 2009- 2011 cho thấy số lượng và trình độ cán bộ YHCT chưa có sự thay đổi đáng kể theo các năm. Tỷ lệ đạt yêu cầu của Bác sỹ về kiến thứcc bài thuốc cổ phương và thuốc nghiệm phương còn chưa cao, kỹ năng thực hành về xoa bóp của điều dưỡng/y sỹ YHCT còn hạn chế [6].

1.3.2. Một số loại hình hoạt động khám chữa bệnh bằngYHCT tại các trạm y tế xã và cộng đồng

a/ Loại hình hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT tại TYT xã

Trong những năm từ 1985 đến 1996 hoạt động YHCT tại tuyến xã gặp [6]trong cả nước cho thấy cơ sở dành riêng cho YHCT gần như không có, tỷ

lệ số trạm có tủ thuốc chiếm rất thấp 5%, khoảng 50% số trạm Y tế có sử dụng châm cứu, xoa bóp trong điều trị bệnh. Số cán bộ y tế xã thời kỳ này được đào tạo về YHCT qua trường lớp chỉ chiếm tỷ lệ 2%. Số cán bộ kiêm nhiệm công tác y học cổ truyền chỉ có khoảng 10%. Số cán bộ được tập huấn về y học cổ truyền trong vòng 5 năm cũng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Tỷ lệ này rất thấp so với việc tổ chức các chương trình y tế khác (bình quân 2 năm cán bộ y tế được dự 1 lần, có xã 100% số cán bộ y tế được tập huấn hàng năm về y tế cộng đồng).

Trong một nghiên cứu năm 2011 tại tỉnh Hưng Yên, Tỷ lệ Hộ gia đình có người bị bệnh trong một tháng tại thời điểm nghiên cứu là 41%. Tỷ lệ người dân sử dụng YHCT để phòng và chữa bệnh là 69%. Người dân sử dụng thuốc YHCT đơn thuần là 24,8%; điều trị kết hợp phương pháp sử dụng thuốc và không dùng thuốc là 42,9%; Sử dụng phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt 1,6%. Có mối liên quan giữa việc người dân có kiến thức về YHCT hoặc có trồng cây thuốc tại vườn nhà cũng như sự đáp ứng của TYT xã với việc sử dụng YHCT của người dân [7].

Năm 2012, theo thống kê của Bộ Y tế trong cả nước có 10740 cơ sở YHCT tư nhân, tỷ lệ trạm y tế có vườn thuốc nam đạt 79,9%, tỷ lệ trạm y tế có bộ phận khám chữa bệnh bằng YHCT đạt 74,3%, tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT ở tuyến xã, phường, thị trấn đạt 24,6% và tỷ lệ điều trị ngoại trú là 25,9% [2]. Tính đến tháng 5/2016 có 84,8% trạm y tế có tổ chức khám chữa bệnh bằng YHCT, bên cạnh việc tổ chức khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, Trạm y tế xã còn tổ chức xây dựng vườn thuốc mẫu hướng dẫn người dân tại địa phương biết cách sử dụng cây thuốc sẵn có tại địa phương trong phòng và chữa một số bệnh thông thường, số trạm y tế xã có vườn thuốc nam tăng lên 89% [3].

Về kinh phí cho YHCT tại trạm y tế xã trong thời kỳ này có thể nói đã ở mức thấp nhất, phần lớn các trạm y tế xã đều không có mục chi cho công

tác YHCT. Nguồn kinh phí chủ yếu cho y học cổ truyền ở những trạm còn hoạt động chủ yếu từ cá nhân, nguồn này không ổn định và sử dụng vì mục đích kinh doanh, tạo thêm nguồn kinh phí thuê cán bộ hợp đồng, phụ cấp cho nhân viên của trạm.

Chính vì vậy, trong những năm 1999 trở lại đây, nhiều tỉnh thành tại Miền Bắc như Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Thái Nguyên, Ninh Bình, ... đã khôi phục hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT tại trạm y tế xã nhưng theo cơ chế hoạt động mới. Các phương pháp điều trị chủ yếu được áp dụng ở đây vẫn là các phương pháp cơ bản như thuốc YHCT, châm cứu, xoa bóp... Các cán bộ y tế của trạm được bổ túc thêm về YHCT hoặc các lương y được huy động về làm việc tại trạm. Nguồn thuốc y học cổ truyền mua ở nguồn tư nhân với giá rẻ. Cách chi trả cho dịch vụ y học cổ truyền tại trạm cũng được thực hiện như đối với YHHĐ. Hoạt động này thực hiện theo hướng tự hạch toán dưới sự quản lý chuyên môn của trạm y tế xã. Như vậy, thực chất đây là hoạt động y học cổ truyền tư nhân tại trạm. Trong những năm gần đây mạng lưới khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế tăng nhanh khẳng định ưu thế của y học cổ truyền trong phòng bệnh chữa bệnh tại cộng đồng. Các tỉnh triển khai tốt hoạt động y học cổ truyền tại tuyến cơ sở như: Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định, Lâm Đồng, Tiền Giang.

Ngoài mạng lưới chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền công lập còn có Hội Đông y phát triển mạnh mẽ cả ở 4 cấp với trên 70.000 hội viện tham gia, Tịnh độ cư sỹ Việt Nam tham gia vào hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCT, các mạng lưới khám chữa bệnh này đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời gìn giữ bản sắc của YHCT Việt Nam [3].

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng YHCT đã là vấn đề được ngành Y tế Việt Nam chú trọng phát triển từ lâu. Trong những năm của thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ trước, Việt Nam đã xây dựng thành công mô hình YHCT tại các trạm y tế xã ở các tỉnh phía Bắc, hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên hoạt động này đã tạm lắng xuống trong những năm của Thập kỷ 90 và một số năm đầu của Thế kỷ 21. Hoạt động KCB bằng YHCT tại trạm y tế xã, phường đã phát triển trở lại sau khi Chính phủ Việt Nam ban hành chính sách quốc gia về Y dược cổ truyền và một số các văn bản về công tác y dược cổ truyền, hoạt động này thể hiện qua các số liệu sau: Năm 2015 có 84,8% trạm y tế có tổ chức khám chữa bệnh bằng YHCT, tăng 4,9 so với năm 2010 trên tổng số 11.145 xã, phường, thị trấn trong cả nước; số trạm có triển khai trồng vườn thuốc mẫu năm 2010 đạt 79,9% tăng lên 89% năm 2015 [3], [10]. Điều này cho thấy các chính sách của Việt Nam trong công tác phát triển YHCT nói chung và y học cổ truyền tuyến cơ sở nói riêng đã có tính khả thi tương đối cao.

Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên tổng số khám, chữa bệnh chung tại trạm y tế cũng tăng dần: năm 2016 tại hội nghị sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 2166/QĐ-TTg thì đạt là 24,6%, năm 2010 tỷ lệ này chỉ đạt 20,6%. Nhiều trạm y tế xã đã phát huy rất tốt hiệu quả của bộ phận khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, đưa tỷ lệ người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã đạt tỷ lệ trên 35%. Một số địa phương tỷ lệ người dân trong cộng đồng tự sử dụng các phương pháp phòng và điều trị một số chứng bệnh bằng y học cổ truyền thông thường chiếm tỷ lệ trên 55% [3], [10], [17].

Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển mạng lưới khám chữa bệnh y học cổ truyền công lập thì mạng lưới khám chữa bệnh bằng YHCT cũng được các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện; tính

đến nay có hơn 3.772 phòng chẩn trị YHCT, 90 người hành nghề được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền. Đây là loại hình phổ biến nhất, các bác sỹ chuyên khoa YHCT, y sỹ chuyên khoa YHCT hoặc lương y, người hành nghề bằng bài thuốc gia truyền có đủ các điều kiện theo quy định của Pháp luật Việt Nam và được ngành y tế Việt Nam cấp giấy phép đủ điều kiện hành nghề YHCT tư nhân và/hoặc chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tư nhân.

Qua nghiên cứu của Phạm Vũ Khánh, Hoàng Thị Hoa Lý năm 2010- 2011 ở 3 tỉnh Hà Tỉnh, Bình Định và Đăk Lăk, tỷ lệ có sử dụng thuốc YHCT của người dân trong 6 tháng 03 tỉnh trung bình là 66,5%. Như vậy mức độ sử dụng thuốc y học cổ truyền của người dân trong cộng đồng là rất phổ biến. Qua điều tra cho thấy hầu hết việc người dân tự sử dụng thuốc y học cổ truyền tại cộng đồng dưới dạng đơn giản như nồi nước xông để chữa một số chứng bệnh thông thường: ho, cảm cúm, các bệnh về đường tiêu hoá, một số bệnh về cơ xương khớp, mụn nhọt, ban chẩn, tắc tia sữa... đây là những cây cỏ sẵn có tại địa bàn nghiên cứu, họ có thể tự kiếm từ nguồn cây mọc hoang, trồng tại vườn hoặc xin hàng xóm... họ cho rằng dùng thuốc y học cổ truyền để điều trị và phòng bệnh thì có tính an toàn, không tác dụng phụ, sẵn có, mặt khác còn phù hợp với điều kiện kinh tế và truyền thống sử dụng cây thuốc của nhân dân [14].

* Kết luận về một số loại hình hoạt động YHCT tại tuyến xã và cộng đồng của Việt Nam

Nhìn dưới góc độ tổng thể về các hoạt động YHCT tại tuyến xã và cộng đồng (bao gồm cả cơ sở y tế nhà nước và tư nhân), có thể nói hệ thống này là một cấu thành không thể thiếu trong hệ thống y tế của Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho nhân dân đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

Sự quan tâm đầu tư phát triển lĩnh vực y dược cổ truyền tại tuyến y tế cở sở ngày càng được quan tâm, đặc biệt là từ năm 2008-2010 tỷ lệ các hoạt động bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã ngày càng tăng, thể hiện sự phát triển đúng hướng của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. YHCT ngoài công lập mỗi năm khám chữa bệnh cho khoảng gần 2.000 lượt người bệnh đã góp phần đáng kể làm giảm sự quá tải cho các cơ sở YHCT công lập [16], [18].

Mỗi loại hình hoạt động YHCT tại tuyến xã của Việt Nam lại có những đặc điểm riêng biệt, có ưu điểm và hạn chế khác nhau, tuy nhiên các hoạt động này đã đem lại sự phong phú của các hình thức CSSK bằng YHCT tại Việt Nam và góp phần to lớn cùng với ngành y tế Việt Nam.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm để mô tả thực trạng nguồn lực khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền là 34 xã thị trấn của huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa

- Địa điểm để mô tả tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền của người dân là 5 xã trong huyện Tĩnh Gia bao gồm:

+ Xã miền núi: Xã Tân trường

+ Xã đồng bằng: Xã Xuân Lâm và xã Thanh Thủy. + Xã ven biển: Xã Tân Dân và xã Hải Thượng

Tĩnh Gia là huyện nằm phía nam của tỉnh Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 45.700 ha, dân số 243.394 người (đứng thứ 3 trong toàn tỉnh), gồm 3 dân tộc: Kinh, Mường và Thái, huyện có 34 xã, thị trấn, trong đó có 4 xã miền

núi (có 2 xã đặc biệt khó khăn), 14 xã ven biển (có 12 xã vùng bãi ngang) và 16 xã đồng bằng. Huyên Tĩnh Gia cách thành phố Thanh Hoá 40 Km; phía nam giáp tỉnh Nghệ An, phía đông giáp Biển đông, phía tây giáp huyện Như Thanh và Nông Cống, phía bắc giáp huyện Quảng Xương. Huyện có 40 km đường Quốc lộ 1A; 35 km đường xe lửa; 42 km đường biển. Trên địa bàn huyện có 31 phòng chẩn trị YHCT và 29 bài thuốc gia truyền được cấp giấy phép hoạt động.

Xã Tân Trường phân bố làm 14 thôn có 1925 hộ với trên 8000 dân trong đó có gần 5600 người từ 18 tuổi trở lên. Mỗi thôn gia động từ 50 đến 250 hộ gia đình sinh sống

Xã Xuân Lâm: có 1694 hộ gia đình với dân số là 7494 người trong đó có 5389 người từ 18 tuổi trở lên phân bố thành 10 thôn

Xã Thanh Thủy: Có 1695 hộ gia đình với dân số là 6515 người trong đó có 4859 người từ 18 tuổi trở lên phân bố thành 4 thôn

Xã tân Dân: Có 1596 hộ gia đình với dân số là 5922 người trong đó có 4221người từ 18 tuổi trở lên phân bố thành 8 thôn

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn lực khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ y học cổ truyền của người dân tại huyện tĩnh gia tỉnh thanh hoá năm 2017 (2) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w