Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng dinh dưỡng trẻ em 25 đến 60 tháng tuổi dân tộc thiểu số và một số yếu tố liên quan tại hai xã vùng cao huyện bảo yên tỉnh lào cai năm 2019 (Trang 30 - 32)

- Bà mẹ của những trẻ từ 25 đến 60 tháng tuổi dân tộc thiểu số được

b/ Phương pháp chọn mẫu:

2.2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

2.2.4.1. Tính tháng tuổi

Sử dụng cách tính tuổi của WHO đang sử dụng ở Việt Nam. Tuổi trẻ em được xác định từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong sổ theo dõi sơ sinh của trạm Y tế xã, những trẻ em không được đẻ tại trạm Y tế xã thì cán bộ nghiên cứu phỏng vấn kỹ các bà mẹ về ngày sinh của con mình và ghi rõ ngày âm hay ngày dương lịch sau đó tra bảng qui về ngày dương lịch. Trong trường hợp mẹ nhớ không chính xác thì dựa vào ngày tháng ghi trong giấy khai sinh. Căn cứ ngày, tháng, năm sinh và ngày điều tra để tính tháng tuổi của trẻ. Theo WHO (2007), tháng tuổi của trẻ được qui ước như sau:

 Trẻ đẻ ra sống 1 ngày đến 29 ngày: 1 tháng tuổi.

 Trẻ 1 tháng 1 ngày đến trẻ 1 tháng 29 ngày: 2 tháng tuổi.

...

 Trẻ từ 59 tháng 1 ngày đến 59 tháng 29 ngày : 60 tháng tuổi

2.2.4.2. Kỹ thuật nhân trắc

- Xác định cân nặng của trẻ:

Trước khi điều tra phải kiểm tra độ chính xác của cân. Trẻ em được cởi bỏ hết quần áo dài, giày, dép, mũ, các vật nặng trên người trẻ (nếu có) để đảm bảo chính xác cân nặng thực tế của trẻ.

Đặt trẻ lên bàn cân khi cân trẻ có sự hỗ trợ của các bà mẹ hoặc kỹ thuật viên khác để có thể cân nhanh cho trẻ,hạn chế để trẻ quấy khóc, ngã khỏi bàn cân. Cân nặng của trẻ được tính bằng kilôgam (kg) và ghi chính xác

tới một chữ số thập phân.

- Kỹ thuật xác định chiều cao đứng của trẻ trên 24 tháng tuổi:

Dụng cụ: Dụng cụ đo chiều cao đứng cho trẻ là một thước dây được dán sát vào mặt tường sao cho thước dây vuông góc với mặt đất và vạch 0 trên thước dây và chạm tới mặt đất.

Cách đo: Trẻ được đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, các mốc chấm bả vai, mông, gót để được chạm mặt tường. Dùng một tấm gỗ phẳng (20cm x 30cm) đặt vuông góc với mặt tường và chạm tới đỉnh đầu của trẻ.

Đọc và ghi lại kết quả đo được vào phiếu điều tra.

Phân loại trẻ em SDD theo WHO 2007.

Sử dụng các số đo nhân trắc dinh dưỡng và phân loại trẻ em theo 3 chỉ tiêu: Cân nặng theo tuổi (CN/T) (Weight for Age: W/A), Chiều cao theo tuổi (CC/T) (Height for Age: H/A), cân nặng theo chiều cao (CN/CC) (Weight for Height: W/H).

+ Trẻ nhẹ cân: khi trẻ có CN/T Zscore < - 2 SD và được chia làm 2 mức độ CN/T Zscore từ - 2 SD đến – 3SD là nhẹ cân độ 1 và CN/T Zscore > - 3SD là nhẹ cân độ 2

+ Trẻ thấp còi: khi trẻ em có CC/T Zscore < - 2SD và được chia làm 2 mức độ CC/T Zscore từ - 2 SD đến – 3SD là thấp còi độ 1 và CC/T Zscore > -3SD là thấp còi độ 2

+ Trẻ gầy còm: khi trẻ em có CN/CC zscore < -2SD và được chia làm 2 mức độ CN/CC Zscore từ - 2 SD đến – 3SD là gày còm độ 1 và CN/CC Zscore > - 3SD là gày còm độ 2

+ Trẻ thừa cân béo phì: khi trẻ có CN/CC zscore > + 2SD

2.2.4.3. Phỏng vấn

Xây dựng bộ phiếu điều tra, hướng dẫn điều tra phù hợp với đối tượng được chọn vào điều tra

Tìm hiểu các yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông qua phỏng vấn trực tiếp bà mẹ (phụ lục số1)về nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung hợp lý, kiến thức, thực điều kiện nuôi con của bà mẹ để thông qua bộ câu hỏi được thiết kế và thử nghiệm trước khi tiến hành điều tra.

Một phần của tài liệu Thực trạng dinh dưỡng trẻ em 25 đến 60 tháng tuổi dân tộc thiểu số và một số yếu tố liên quan tại hai xã vùng cao huyện bảo yên tỉnh lào cai năm 2019 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w