Trang thiết bị an toàn giao thông trên đường

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4054 : 2005 ĐƯỜNG Ô TÔ - YÊU CẦU THIẾT KẾ Highway - Specifications for design (Trang 33 - 34)

12.1 Biển báo hiệu

áp dụng theo 22 TCN - 237

12.2 Vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường áp dụng theo 22 TCN 237

12.3 Cọc tiêu lan can phòng hộ

12.3.1 Cọc tiêu có tác dụng dẫn hướng xe chạy, khi taluy âm cao từ 2 m trở lên tại các đường cong có bán kính nhỏ và đường dẫn lên cầu phải bố trí cọc tiêu đặt trên lề đất, khoảng cách giữa các cọc quy định trong Bảng 35. Khi có hộ lan phòng hộ thì không cần cắm cọc tiêu.

Bảng 35 - Khoảng cách giữa các cọc tiêu theo bán kính đường cong nằm

Kích thước tính bằng mét Bán kính đường cong nằm Khoảng cách giữa các cọc tiêu

Trên đường thẳng 10

>100 8 - 10

Từ > 30 đến 100 4 - 6

Từ > 15 đến 30 2 - 3

Cọc tiêu có thể có tiết diện ngang hình tròn, vuông, tam giác nhưng kích thước không nhỏ hơn 15 cm. Chiều cao cọc tiêu là 0,60 m tính từ vai đường trở lên chiều sâu, chôn chặt trong đất không dưới 35 cm.

Màu sơn theo quy định của điều lệ báo hiệu đường bộ nhưng phải bằng sơn phản quang, hoặc ít nhất một vạch phản quang rộng 4 cm dài 18 cm ở cách đầu đỉnh cọc khoảng 30 cm đến 35 cm, hướng về phía xe chạy.

12.3.2 Các nền đắp cao hơn 4m, đường cầu, cầu cạn, cầu vượt, vị trí của các trụ và các mố cầu vượt đường, phần bộ hành ở trong hầm... phải bố trí lan can phòng hộ.

Lan can có thể đúc bằng bê tông hay bằng các thanh thép sóng. Thép có chiều dày ít nhất là 4 mm, chiều cao của tiết diện ít nhất là từ 300 mm đến 350 mm và lan can được uốn sóng để tăng độ cứng. Thanh và cột của lan can được thiết kế và kiểm tra theo các yêu cầu chịu lực ghi trong Bảng 35. Lan can phải kéo dài khỏi khu vực cần bảo vệ ở hai đầu để phủ mỗi đầu ít nhất là 10 m.

12.3.3 Khi thanh và cột lan can làm bằng vật liệu tương đương phải kiểm tra cơ học theo Bảng 36.

Bảng 36 - Các yêu cầu thiết kế cơ học cho lan can phòng hộ

Yếu tố chịu lực Tải trọng tính toán, kN

Tôn lượn sóng làm lan can, chịu uốn giữa hai cột: - theo chiều từ tim đường ra ngoài đường

- theo chiều từ ngoài đường vào tim đường Thép làm cột, chịu lực đẩy ở đầu cột - theo dọc chiều xe chạy

- theo chiều vuông góc với chiều xe chạy Bu lông; theo mọi chiều

Lực đẩy ở mỗi đoạn lan can

9 4,5 25 35 25 400 12.4 Chiếu sáng

Đường ô tô không chiếu sáng nhân tạo toàn tuyến, có thể xét cá biệt việc chiếu sáng nhân tạo ở các điểm: nút giao thông lớn, qua cầu lớn, qua hầm và các khu dân cư. Từ chỗ được chiếu sáng tới chỗ không chiếu sáng, độ rọi không được thay đổi quá 1 candela/m2 trên 100 m chiếu dài để chống lóa.

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4054 : 2005 ĐƯỜNG Ô TÔ - YÊU CẦU THIẾT KẾ Highway - Specifications for design (Trang 33 - 34)