Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thông qua tích hợp chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử (Trang 28)

dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

STT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp

dụng sáng kiến

1 10A6 Trường THPT Bình Xuyên Lịch sử

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

Ngày soạn: 2/3/2018 Ngày giảng: 6/3/2018

Phần ba: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Chương I

CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) T Tiiếếtt3355--BBààii2299 C CÁÁCCHHMMNNGGHHÀÀLLAANNVVÀÀ CCÁÁCCHHMMNNGGTTƯƯSSNN AANNHH I I..MMỤỤCCTTIIÊÊUUBBÀÀIIHHỌỌCC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:

1. Kiến thức

- Cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVIII) là sự tấn công vào chế độ phong kiến châu Âu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển.

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất của cuộc cách mạng tư sản Anh. - Hiểu được thế nào là cách mạng tư sản.

2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ

Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến ở một số quốc gia châu Âu, song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành.

3. Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.

4. Hình thành, phát triển năng lực học sinh

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét đánh giá.

I

III..TTHHIIẾẾTTBBỊỊ,,TTÀÀIILLIIỆỆUUDDẠẠYY--HHỌỌCC

- Bản đồ thế giới: bản đồ các vùng Tây Âu. - Ảnh Ô-li-vơ Crôm-oen.

I IIIII..TTIIẾẾNNTTRRÌÌNNHHTTỔỔCCHHỨỨCCDDẠẠYY--HHỌỌCC 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp 10A6 10A9 Sĩ số

2. Giới thiệu bài mới

GV khái quát: Giai đoạn hậu kỳ trung đại (thế kỷ XV – XVII), chế độ phong kiến khủng hoảng, suy vong. Giai cấp tư sản tuy mới ra đời nhưng đã nhanh chóng khẳng định thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh của mình. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến thể hiện trước hết trên lĩnh vực tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật… là bước dọn đường cho những cuộc cách mạng tư sản không thể tránh khỏi ở tây Âu. Nhưng vì sao, những cuộc cách mạng tư sản sớm nổ ra ở “vùng đất thấp” và xứ sở “sương mù” Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với tiến trình của Lịch sử nhân loại ra sao? Chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay.

3. Tổ chức dạy học bài mới

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 1. CÁCH MẠNG HÀ LAN

Hướng dẫn đọc thêm

2. CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH GV: Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng

tư sản thứ hai trên thế giới. Nhưng nó lại là cuộc cách mạng đầu tiên có ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn châu Âu.

Hoạt động 1: Cá nhân

(?) Trình bày tình hình nước Anh trước cách mạng?

GV hướng dẫn HS dựa vào SGK để nhận thức nội dung cơ bản theo logic sau:

- Về kinh tế: Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn

* Tình hình nước Anh trước cách mạng

- Kinh tế:

+ Đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất Châu Âu:

+ Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế.

+ Ngoại thương phát triển, chủ yếu là bán len dạ và buôn bán nô lệ.

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững

bán nô lệ da đen.

- Về xã hội: Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hoá theo hướng TBCN, trở thành quý tộc mới.

GV miêu tả cảnh “Rào đất cướp ruộng” (Hình ảnh “Cừu ăn thịt người” của nhà văn Tomat Morơ).

--> Lý giải vì sao tư sản, quý tộc mới ở Anh giàu lên nhanh chóng như vậy và đời sống người nông dân vô cùng cực khổ.

- Sự bảo thủ, lạc hậu và phản động của chế độ phong kiến Anh thể hiện như thế nào?

+ Chế độ phong kiến, với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh, ngày càng cản trở sự kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới.

+ Dưới thời vua Sác-lơ I (từ năm 1625), nhiều thứ thuế mới được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến...

- Xã hội:

+ Tầng lớp quý tộc mới hình thành.

+ Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng. + Đời sống nhân dân cơ cực.

- Chính trị:

+ Nước Anh theo chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Sáclơ I.

+ Nhà nước nắm độc quyền thương mại, đặt ra nhiều thứ thuế mới.

Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.

Hoạt động 2: Cá nhân

(?) Nguyên nhân trực tiếp của cuộc cách mạng là gì?

- HS theo dõi SGK suy nghĩ, trả lời. - GV bổ sung chốt ý:

+ Tháng 4/1640, Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế, để có tiền chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Bắc nước Anh.

+ Quốc hội, gồm đa số quý tộc mới và tư sản không phê duyệt các khoản thuế mới do vua đặt ra,

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Tháng 4/1640, Sác – lơ I triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế.

- Quốc hội gồm đa số là quý tộc mới và tư sản không đồng ý. Sác-lơ I tập hợp lực lượng chuẩn bị phản công Quốc hội.

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững

công kích chính sách bạo ngược của nhà vua ... + Sác-lơ I định dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, song bị quần chúng nhân dân phản đối quyết liệt...

==> Cách mạng bùng nổ.

--> Cách mạng bùng nổ.

Sau khi HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi trên, GV tiếp tục dẫn dắt HS giải quyết vấn đề: Mâu thuẫn trong lòng xã hội Anh biểu hiện như thế nào? Hướng giải quyết mâu thuẫn đó?

GV hướng dẫn HS theo dõi những diễn biến chính của cách mạng (có thể lập bảng niên biểu sự kiện theo dữ liệu sau).

+ 1642 – 1648: Nội chiến (vua – Quốc hội) + 1649: Xử tử vua, thành lập nước cộng hoà.

+ 1653: Crôm-oen đem quân chinh phục Ai-len và Xcốt-len. Tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen -> Nền độc tài được thiết lập.

+ 1688: Quốc hội chính biến, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

Dựa vào niên biểu, hướng dẫn HS nắm được hướng phát triển của cách mạng Anh qua các mốc chính, sau đó lý giải vấn đề:

+ Vì sao cách mạng Anh có sự thoả hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ?

+ Vì sao nói cách mạng Anh là cuộc cách mạng bảo thủ?

Điểm quan trọng mà GV cần khắc họa để HS nhận thức sâu sắc về thái độ hai mặt của giai cấp tư sản Anh.

Khi chưa đủ mạnh, vì lợi ích của giai cấp mình, chúng không chỉ lừa phỉnh quần chúng đứng lên

* Diễn biến của cách mạng:

+ Năm 1642 – 1648: nội chiến giữa Quốc hội và nhà Vua.

+ Năm 1649: Sác-lơ I bị xử tử, nước Anh trở thành nước Cộng hoà do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu.

--> Cách mạng đạt đến đỉnh cao.

+ Năm 1653: Nền độc tài quân sự được thiết lập.

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững

tranh đấu chống chế độ phong kiến, mà còn lôi kéo cả một bộ phận quý tộc mới (từng là kẻ thù của mình trước đó) tạo nên một liên minh chính trị mới.

Khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản phản bội lại quần chúng cách mạng, đồng thời củng cố liên minh quý tộc – tư sản bằng việc thiết lập một thể chế chính trị Quân chủ lập hiến.

Về sự kiện này, trong cuốn Tư bản, Quyển

1, tập 3, trang 233, Mác viết: “Cuộc cách mạng vẻ vang đã đưa Guy-Ôm III, ông hoàng xứ Ô- Ran-Giơ lên địa vị thống trị và cùng với ông, những bọn người làm tiền, địa chủ quí tộc và những nhà tư bản không quí tộc”.

Nhà vua “trị vì” mà không “cai trị” vì không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay Quốc Hội lập hiến của giai cấp tư sản.

+ Sau khi Crôm-oen qua đời (1658), Quốc hội thỏa hiệp với lực lượng phong kiến cũ.

+ Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

Dù còn có những hạn chế nhất định song sách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với Lịch sử thế giới.

GV: nhấn mạnh tính chất của cuộc cách mạng: là một cuộc cách mạng tư sản.

(?) Thế nào là 1 cuộc cách mạng tư sản?

- Nhiệm vụ: Lật đổ chế độ phong kiến (những rào cản của chế độ phong kiến) mở đường cho kinh tế TBCN phát triển.

- Lãnh đạo: giai cấp tư sản - Là tầng lớp quý tộc mới và tư sản công thương Anh.

- Lực lượng: quần chúng nhân dân. - Hướng phát triển: tiến lên CNTB.

Mác và Ăng-ghen trong Tuyển tập, Matxcơva, 1948, Tập 1, trang 41 đã viết về sự

* Ý nghĩa:

- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững liên minh này như sau: “Trong cuộc cách mạng

tư sản Anh, giai cấp tư sản liên minh với tầng lớp quí tộc mới đã đấu tranh chống chế độ quân chủ, chống quí tộc phong kiến và chống giáo hội thống trị”.

- Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ Phong kiến sang chế độ tư bản.

4. Sơ kết bài học

- GV hướng dẫn HS nhận thức vấn đề chủ yếu sau:

- Vì sao cuộc cách mạng tư sản Hà Lan nổ ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc?

- Cả hai cuộc cách mạng nói trên có gì giống nhau? - GV củng cố để HS hiểu rõ:

+ Khái niệm cách mạng tư sản (cả nội hàm và ngoại diên của khái niệm).

+ Do những đặc điểm, điều kiện hoàn cảnh Lịch sử, cách mạng tư sản ở 2 nước Hà Lan và Anh nổ ra dưới những hình thức khác nhau, giải quyết những nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng đều hướng vào mục tiêu chung là lật đổ chế độ phong kiến (bất kỳ ở ngoài đô hộ hay đang tồn tại, thống trị trong nước), để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

PHỤ LỤC 2 Ngày soạn: 2/3/2018 Ngày giảng: 8/3/2018 T Tiiếếtt3366--BBààii3300 C CHHIINNTTRRAANNHHGGIIÀÀNNHHĐĐCCLLPP C CAACCÁÁCCTTHHUUCCĐĐAAAANNHHBBCCMMĨĨ I I..MMỤỤCCTTIIÊÊUUBBÀÀIIHHỌỌCC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:

1. Kiến thức

Bài học giúp HS hiểu:

- Tình hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trước chiến tranh: kinh tế, chính trị. - Diễn biến của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối thế kỷ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản.

2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ

Chiến tranh giành độc lập thắng lợi, hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến châu Âu và phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh sau này. Tuy vậy, chế độ nô lệ vẫn tồn tại ở Mỹ, quần chúng nhân dân vẫn không được hưởng những thành quả cách mạng mà họ phải đổi bằng xương máu của chính mình.

3. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kỹ năng phân tích, khái quát , tổng hợp, đánh giá sự kiện.

4. Hình thành, phát triển năng lực học sinh

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét đánh giá.

I

III..TTHHIIẾẾTTBBỊỊ,,TTÀÀIILLIIỆỆUUDDẠẠYY--HHỌỌCC

Bản đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ; ảnh bạo động ở Bôxtơn, gioóc giơ Oa sinh tơn, đại hội lục địa… (GV có thể lựa chọn nhiều tài liệu trực quan sinh động trong Encarta). I IIIII..TTIIẾẾNNTTRRÌÌNNHHTTỔỔCCHHỨỨCCDDẠẠYY--HHỌỌCC 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp 10A6 10A9 Sĩ số

2. Giới thiệu bài mới

GV có thể tạo tình huống vào bài qua nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần chú ý HS đầu cấp rất ấn tượng với cách diễn đạt nhẹ nhàng giàu hình ảnh. Chẳng hạn: Cuộc cách mạng tư sản nổ ra trên “vùng đất thấp” và “xứ sở sương mù” dẫu có ý nghĩa trọng đại song chưa đủ củng cố niềm tin cho người đương thời về một thắng lợi hoàn toàn của giai cấp tư sản. Lịch sử phải chờ đợi hơn một thế kỷ sau để chứng kiến bến bờ Đại Tây Dương một cuộc biến động chính trị – xã hội to lớn ở 13 thuộc địa Anh, dẫn đến sự ra đời một quốc gia tư sản đầu tiên ở châu Mỹ. Vì sao ở nơi đây lại có thể bùng nổ một cuộc chiến tranh giành độc lập? Kết quả của cuộc chiến đã ảnh hưởng như thế nào đối với Lịch sử châu Mỹ và thế giới? Chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay.

3. Tổ chức dạy học bài mới

Phần kiểm tra bài cũ có thể được tiến hành trước khi vào bài mới, hoặc cũng có thể thực hiện trong quá trình tiến hành bài nghiên cứu kiến thức mới).

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững 1. Sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản ở Bắc Mỹ. Nguyên nhân bùng bổ chiến tranh. Hoạt động 1:

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững

địa Anh ở Bắc Mỹ và nêu câu hỏi: 13 thuộc địa Anh được ra đời như thế nào?

GV gợi ý để Hs nhớ lại kiến thức cũ làm nền cho nhận thức kiến thức mới.

+ Cuộc di dân từ châu Âu sang Châu Mĩ từ sau phát kiến địa lý của Critxtop Côlômbô.

+ Quá trình chinh phục người Inđian đuổi họ về phía Tây.

+ Đưa nô lệ da đen từ Châu Phi sang khai phà đồn điền…

+ Nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa Anh phát triển như thế nào?

Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được lập ra dọc bờ biển Đại Tây

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thông qua tích hợp chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng lịch sử (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)