Các mô hình Đổi mới Mở

Một phần của tài liệu tl2_2018 (Trang 27 - 29)

III. ĐỔI MỚI MỞ KHÁI NIỆM VẪN ĐANG PHÁT TRIỂN

3.1. Các mô hình Đổi mới Mở

Có thể coi công nghệ chính của nền kinh tế số hóa là Internet. Internet đã mang lại tiềm năng to lớn cho những mô hình kinh doanh, những sản phẩm và dịch vụ mới khác nhau. Từ năm 1990 tới nay, dựa trên Web 1.0, các dịch vụ số hóa mới đã được phát triển khi nền công nghiệp khám phá ra Internet là nguồn lực chính và bổ sung để lan tỏa thông tin marketing. Sau đó, những mô hình kinh doanh thương mại điện tử đầu tiên đã đưa tương tác và giao dịch vào Web (“giao dịch Web”). Những đặc điểm chính

28

của Web 1.0 chủ yếu là thông tin “tĩnh” và sau này là thông tin “động”. Theo đó, các nhà khoa học xác định mô hình đổi mới tương ứng là “Đổi mới Đóng” (hay còn được coi là Đổi mới 1.0) dựa trên sự tích tụ nội bộ của các năng lực IT, truyền thông và thương mại điện tử, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các hợp đồng chính thức/rõ ràng ví dụ như những Thỏa thuận bảo mật thông tin.

Với sự xuất hiện của Web 2.0 vào khoảng năm 2004, khả năng “hợp tác hóa” diễn ra giữa những công cụ mới. Tương tác dựa trên web đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C), giữa khách hàng với khách hàng (C2C), và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Trong khi Web 1.0 tập trung vào công ty, thì Web 2.0 tập trung vào người sử dụng và thúc đẩy sự hòa nhập và tham gia xã hội. Hệ quả là, các cộng đồng xã hội phân tán xuất hiện và làm biến đổi một số chiến lược marketing và mô hình kinh doanh thông thường. Cũng theo đó, các nhà nghiên cứu đề xuất mô hình Đổi mới mở (hay Đổi mới 2.0)

Ngược lại với tính chất tập trung vào con người của Web 2.0, hướng đổi mới tập trung vào công nghệ đang tri phối sự phát triển của nền Kinh tế số hóa, được gọi là “các công nghệ ngữ nghĩa”. Web 3.0 (hay còn gọi là Web ngữ nghĩa”) dựa trên nỗ lực nắm bắt được ngữ nghĩa của thông tin và tri thức liên kết chéo bằng cách sử dụng meta-data (dữ liệu bối cảnh) để khiến cho Web có thể “hiểu” và làm thỏa mãn các yêu cầu về việc sử dụng nội dung của người dùng và máy móc. Vậy, sau Web 3.0 sẽ là gì? Bước phát triển kế tiếp, hay Web 4.0, đang ngày càng định hình khi quan sát các xu hướng công nghệ và mô hình kinh doanh của dịch vụ “Oternet”14.Tương ứng với Web 3.0, các học giả xác định nấc phát triển cao hơn của Đổi mới mở đó là Đổi mới Nhúng (Hay Đổi mới 3.0)

Hình 4: Các hình thức phát triển của Đổi mới

14

29 Đổi mới hướng nội tập trung

Một phần của tài liệu tl2_2018 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)