KHUYÊN PHÓNG SINH

Một phần của tài liệu TinhTuYeuNgu (Trang 33 - 34)

Từng nghe rằng: “Chư Phật và chúng sinh đồng một tâm thể. Chư Phật

dùng tâm tham ái của chúng sinh mà chuyển thành lòng từ bi, cho nên lòng từ bi của các Ngài rất rộng lớn. Chúng sinh đem lòng từ bi của

chư Phật lấp kín lại thành tâm tham ái, cho nên tâm tham ái của chúng sinh rất sâu dày”.

Sự tham ái sâu dày thì không vật gì mà chẳng yêu thích, nhưng yêu thích nhất là bảo vệ mạng sống của riêng mình. Lòng từ bi rộng lớn thì

không vật gì chẳng thương xót, nhưng thương xót lớn nhất là hành vi

cứu vớt mạng sống của chúng sinh.

Thế nên, bậc quân tử ngày xưa ưa thích phóng sinh. Bởi vì, trên hợp với lòng đại từ của chư Phật, dưới thỏa mãn tâm mến tiếc thân mạng sâu

dày của chúng sinh. Sự rộng lớn của việc làm lành không gì sánh bằng.

Động lòng thương xót trước cảnh sát hại, sự thê thảm độc hại được bày ra, trăm phương ngàn kế giăng câu bắt lấy, hoặc nhốt chặt trong lồng,

trong chuồng; hoặc sinh mạng treo trên dao bén. Hồn phi phách lạc, mẹ

con ly tán. Miệng kêu gào tức tưởi biết nói cùng ai, mắt đẫm lệ cầu xin cứu vãn. Giống như tù nhân sắp bị hành quyết, bức bách vì cận kề cái chết; cũng như mọi người đang an ổn mà bỗng nhiên bị đánh cướp.

Tình trạng đau đớn ai oán ấy thật chẳng biết nói thế nào! Cho nên, chư

Phật vì đối với nỗi đau khổ này mà ngăn cấm sát sinh, khuyên bảo phóng sinh.

Hao tổn tiền của không bền của ta để chuộc lại mạng sống rất quý giá

của chúng, hoặc ít chỉ một hai con vật, hoặc nhiều thì đến muôn ngàn

sinh mạng, giúp cho chúng đổi nguy khốn thành an ổn, sắp chết được

sống lại, trời cao biển rộng mặc tình dạo đi, nắng ấm gió hòa ra sức bay lượn trong hư không quang đãng. Tuy bảo rằng sự bố thí một ít tiền của chẳng đáng bao nhiêu, nhưng ơn cứu mạng thật rộng lớn vô cùng.

Ở đây không bàn đến việc những sinh vật ấy sẽ làm Phật ở đời vị lai,

hay đã là cha mẹ nhiều đời của chúng ta, nhưng vì tri giác vốn chung

đồng nên xét theo lý rất khó mà nhẫn tâm. Cũng không bàn đến việc bị

quả báo ở đời này, hay bị nợ nần sau khi chết, nhưng một khi đã ra tay giết hại, thì tự nhiên nơi lòng khó mà quên được.

Nhìn cỏ cây rơi rụng héo tàn còn thảm thương bi cảm, thấy mây mù bủa

giăng âm u thì buồn bã không vui, huống gì là mạng sống của chúng

sinh. Do đó nên biết, chân tâm trùm khắp cả hư không mười phương,

bậc chí nhân thẳng dòng xuyên suốt nơi vạn vật. Lẽ nào có cùng một

dòng máu đỏ, mà thật không có lòng thương xót hay sao?

Cúi mong ai nấy thường thực hành việc cứu vớt, chuộc mạng sinh vật,

khiến cho mạch nước nhân đức luôn luôn tuôn chảy. Hướng dẫn rộng

rãi bạn bè để ngọn gió từ bi dào dạt mọi nơi, cuối cùng được trở về với

bản tâm chân thật viên mãn của chính mình. Làm được như vậy thì chư

Phật rất khen ngợi!

Một phần của tài liệu TinhTuYeuNgu (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)