Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Một phần của tài liệu Tài liệu Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần Công dân với kinh tế môn Giáo dục công dân 11 (Trang 33 - 36)

I. Khái quát chương trình môn Giáo dục công dân và phần Công dân với kinh tế trong chương trình Giáo dục công dân

3. Đề xuất các mức độ và phạm vi, khả năng sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy phần Công dân với kinh tế

3.3. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

sản xuất và lưu thông hàng hóa

* Sử dụng kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) trong tìm hiểu nội dung quy luật giá trị.

- GV cho HS thảo luận nhóm cặp đôi về nội dung quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

+ Câu hỏi 1: Tìm hiểu nội dung quy luật giá trị trong sản xuất từ việc phân tích sơ đồ 1.

+ Câu hỏi 2: Tìm hiểu nội dung quy luật giá trị trong lưu thông từ việc phân tích sơ đồ 2. Sơ đồ 1: (1) (2) (3) TGLĐXHCT (của 1 hàng hóa A) Sơ đồ 2: Giá cả TGLĐXHCT

- Sau khi tìm hiểu nội dung được phân công, hai bạn trao đổi với nhau về nội dung của mình; sau đó trao đổi với các nhóm khác ngồi bàn trên, bàn dưới. * Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn trong tìm hiểu các tác động của quy luật giá trị.

- Giáo viên phát cho 3 nhóm giấy khổ lớn có chia ô, bút dạ, giấy nhớ. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Nghiên cứu câu chuyện của nhân vật điển hình trong phiếu học tập? Câu chuyện thể hiện tác động nào của quy luật giá trị?

Câu chuyện: Anh K’Ngôi còn khá trẻ, mới 31 tuổi. Là người Di Linh, về làm rể ở Long Lanh theo luật tục người K’ Ho, anh được gia đình vợ chia cho 1 mẫu đất có sẵn cà phê. Vườn cà phê của anh sát con suối Liêng Su, sẵn nguồn nước tưới tắm nhưng cũng vì thế cà phê thường xuyên chịu ngập lụt. Mỗi năm nước lớn, lũ cục bộ, vườn cà phê lại chịu tổn thất lớn. Anh K’Ngôi quyết định trục bỏ hoàn toàn 4 sào cà phê ven suối, xuống giống trồng cây khoai lang. Anh học cách làm đất, lên luống, cải tạo đất bằng phân hữu cơ và mua giống khoai lang Nhật vỏ đỏ ruột vàng, thơm ngọt về trồng. Anh cho biết: “Cây khoai lang ưa đất cát nên mảnh đất ven suối này rất hợp, lại có nước tưới nên khoai lớn nhanh. Nói chung trồng khoai cho thu nhập rất tốt, tốt hơn cây cà phê nhiều, lại không vất vả như trồng cà phê”.

+ Nhóm 2: Nghiên cứu câu chuyện của nhân vật điển hình trong phiếu học tập? Câu chuyện thể hiện tác động nào của quy luật giá trị?

Câu chuyện: Bác Vũ Văn Bảng sinh năm 1957 tại Thôn Đông Thượng, xã Ninh Phúc (TP Ninh Bình) là một tấm gương tiêu biểu đã ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất các loại hoa. Năm 2016 nhận thấy nghề trồng Hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao Bác đã cho con trai thứ hai vào Đà Lạt để học tập kỹ thuật trồng hoa trong thời gian 06 tháng, sau khi nắm vững kỹ thuật làm hoa ứng dụng công nghệ cao. Năm 2017 được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ và cho vay 50 triệu đồng nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân và vốn của gia đình Bác đã đầu tư 500m2 nhà lưới/1.800m2 diện tích trồng hoa và ứng dụng công nghệ tưới thông minh vào sản xuất (Tưới nhỏ giọt, tới phun xương… đầu tư nhà lạnh) giá trị 500 triệu đồng để tổ chức sản xuất các loại hoa cao cấp. Nhờ áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trồng hoa của gia đình Bác đã tăng cả về chất và lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong, ngoài tỉnh. Năm 2017 sau khi trừ chi phí gia đình bác có lãi 360 triệu đồng.

+ Nhóm 3: giải quyết tình huống trong phiếu học tập? Tình huống thể hiện tác động nào của quy luật giá trị?

Tình huống:

1, Chị H mở công ty dệt vải M, chị thuê nhân công ở nông thôn nên giá cả rẻ hơn thị trường. Bên cạnh đó, chị tìm được mối tơ tằm tại một số xưởng ươm ở nông thôn nên giá cả rất thấp. Vốn học ngành thiết kế, chị đã tạo ra được rất nhiều tấm vải lụa đẹp và thu hút khách hàng. Vì thế công ty của chị ngày càng làm ăn phát đạt và có xu hướng mở rộng.

2, Anh B đầu tư xưởng dệt may ở một địa điểm gần trung tâm thành phố nên giá thành cao, nhân công của công ty anh chủ yếu là con cháu của bà con anh em họ hàng nhờ gửi nên mức lương khá cao, thấp quá anh B sợ khó ăn nói. Nguồn nguyên liệu anh chủ yếu phải nhập từ các vùng nông thôn lại thêm tiền vận chuyển. Công ty anh chủ yếu làm những loại vải bình thường trên thị trường nên có sức cạnh tranh rất mạnh. Do đó, làm được một thời gian, công ty anh B đã bị phá sản do thiếu vốn, anh B phải đi làm thuê cho một công ty khác.

- Mỗi thành viên của nhóm được phát một tờ giấy nhớ; ghi ý kiến của mình vào giấy nhớ trong 2 phút rồi dán xung quanh giấy khổ lớn.

- Các thành viên cùng tập hợp ý kiến chung vào ô ở giữa giấy khổ lớn. - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.

- Các nhóm khác, lắng nghe, đưa ra câu hỏi phản biện (nếu có). - Giáo viên tổng kết nội dung.

* Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài học

- Mục đích: giúp học sinh hệ thống toàn bộ nội dung của bài học; Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh; Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não; Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách lôgic.

Một phần của tài liệu Tài liệu Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy phần Công dân với kinh tế môn Giáo dục công dân 11 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)