Nâng cao hiệu quả khai thác cảng

Một phần của tài liệu No10 (Trang 96 - 98)

Hiện nay hệ thống cảng vẫn đang trong giai đoạn vừa đầu tư xây dựng vừa khai thác. Đã có 26 dự án cảng biển được đưa vào khai thác,

biển của Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập, giao thương hàng hóa hải hành từ Việt Nam mở rộng đến khắp các châu lục. Để hoàn thiện hệ thống dịch vụ, tỉnh đã VMS - outh

KINH TẾBIỂN

tỉnh được phép thuê tư vấn nước ngoài thực hiện công tác quy hoạch. Đồng thời, đề nghị Chính phủ cho bổ sung khu dịch vụ logistics Bà Rịa – Vũng Tàu vào quy hoạch logistics chung của quốc gia để được quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển” – ông Lương Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải tỉnh cho biết.

Theo dự báo của các chuyên gia, lượng hàng thông qua cảng toàn khu vực phía Nam đạt mức 6-7 triệu TEU/năm vào năm 2020. Cụm cảng Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt tại Cái Mép - Thị Vải cũng đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đã có 6 cảng container nước sâu đưa vào khai thác bao gồm cảng CMIT, TCIT, TCCT, SP-PSA, SITV và cảng container Cái Mép mới vừa khánh thành. Ngoài ra, hiện đang có 2 cảng container khác cũng đang trong quá trình đầu tư. 8 cảng nói trên có tổng công suất thông qua tại khu vực Cái Mép - Thị Vải là 12 triệu TEU/năm vào khoảng giai đoạn 2015- 2020. Như vậy, năng lực thông qua của cụm cảng Bà Rịa – Vũng Tàu đã vượt cầu trong khoảng từ nay đến năm 2020. Đứng trước tình hình cung vượt quá cầu, các cảng biển khu vực Cái Mép – Thị Vải phải “tự bơi” để tồn tại. Hiện nay, để tồn tại các cảng tại khu vực Cái Mép – Thị Vải chọn giải pháp là

giảm giá cước để giành giật nguồn hàng đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và cả tính bền vững của dự án. Để “giải cứu” cho cảng trong tình hình khó khăn hiện nay, UBND tỉnh đã đề nghị Chính phủ đến hết 2015 không cấp phép xây dựng mới cho các cảng container trong toàn bộ nhóm cảng biển số 5, nên tập trung khai thác các cảng container đã đầu tư xây dựng mới quy mô hiện đại như: Cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải, cảng SSIT, CMIT, TCIT, SP – PSA, SITV... Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lượng hàng cho phù hợp, tránh tình trạng lượng hàng qua hệ thống cảng Thị Vải – Cái Mép quá thấp, doanh nghiệp khai thác cảng thua lỗ kéo dài và đứng trước nguy cơ đóng cảng.

Về các chính sách, giá dịch vụ, UBND tỉnh cũng đã đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cho phép giảm thêm các phí lệ phí hàng hải để tăng hấp dẫn đối với các hãng tàu có tàu trên 100.000 DWT. Việc áp dụng cơ chế đặc thù định mức giá tối thiểu có thời hạn cho dịch vụ xếp dỡ container cụm cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải là hết sức cấp thiết, không để nhà đầu tư tiếp tục khai thác dưới giá vốn. “Hiện các bến cảng có hàng tại khu vực Cái Mép – Thị Vải là do chủ tàu là cổ phần chính liên doanh đầu tư cảng nên rất cần sự can thiệp của Nhà nước về vấn đề bình ổn giá dịch vụ tại các bến cảng Cái Mép – Thị Vải” - ông Lương Anh Tuấn nhận xét.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và chuyển tải hàng hóa,

nhanh chóng tạo ra nhiều “chân hàng” cho hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng các dự án: Cầu Phước An, đường cao tốc và đường sắt cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đoạn tuyến số 6 của đường vành đai IV để kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu với TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh trong khu vực. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định cùng với các ngành kinh tế khác như: Dầu khí, du lịch và khai thác thủy hải sản, ngành dịch vụ kinh tế biển của tỉnh rất quan trọng, sẽ trở thành ngành kinh tế hàng đầu của tỉnh trong tương lai. Do vậy việc phát triển cụm cảng Bà Rịa – Vũng Tàu cùng với các hoạt động dịch vụ đi kèm luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm

VMS - outh

Một phần của tài liệu No10 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)