PHÂN LOẠI TÀI SẢN:

Một phần của tài liệu Giáo Trình dân sự tổng hợp (gồm 3 phần) (Trang 30 - 33)

1. Phân loại chính: Tài sản được phân loại thành Bất động sảnđộng sản

Điều 174/BLDS 2005 quy định

1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Cách phân chia tài sản thành động sản và bất động sản dựa trên căn cứ sau đây:

Thứ nhất, dựa vào thuộc tính tự nhiên của tài sản. Bất động sản là vật không di dời được. Tính chất không di dời được của các loại tài sản là bất động sản được hiểu là tài sản đó không thể chuyển dịch một cách cơ học trong không gian.

Thứ hai, các tài sản là bất động sản không phải đất đai có một đặc điểm chung là tài sản đó trực tiếp hay gián tiếp gắn với đất đai.

Theo quy định tại Điều 174/BLDS 2005, bất động sản là các tài sản bao gồm: a. Đất đai: không thể di dời từ địa giới hành chính này sang địa giới hành chính khác..Vìa vậy, đât đai luôn được coi là bất động sản.

b. Tài sản gắn liền với đất đai như nhà, công trình xây dựng và tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó. Những tài sản này phải liên quan chặt chẽ đến đất đai, nhà, công trình xây dựng và không thể tách rời.

c. Những tài sản gắn liền với đất đai như tài nguyên khoáng sản trong lòng đất chưa được phát hiện hoặc chưa được khai thác khỏi lòng đất, cũng được coi là bất động sản.

d. Các tài sản khác do pháp luật quy định. Bộ luật dân sự 2005 chỉ liệt kê một số tài sản là bất động sản theo thuộc tính tự nhiên và dựa trên sự gắn liền của các tài sản này với tài sản trung tâm là đất đai, mà không liệt kê toàn bộ các tài sản được coi là bất động sản. Quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 174/BLDS 2005 thực chất là một quy phạm quét, trong đó dự liệu rằng, trong trường hợp có quy định pháp luật xác định cụ thể một tài sản là bất động sản mà không dựa vào các điểm nêu trên (điểm a,b,c) của khoản 1 Điều 174 thì tài sản đó cũng được xem là bất động sản.

2. Phân loại thức cấp: là cách phân loại tài sản thành hoa lợi, lợi tức, vật chia được

vật không chia được...

Trích Bộ luật dân sự 2005:

“Điều 175. Hoa lợi, lợi tức

1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

Hoa lợi

Điều 176. Vật chính và vật phụ

1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 177. Vật chia được và vật không chia được

1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.

Điều 178. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều 179. Vật cùng loại và vật đặc định

1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

2. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.

Điều 180. Vật đồng bộ

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

BÀI TẬP

1. Quyền sở hữu công nghiệp là:

a. Bất động sản b. Động sản c. a và b đúng d. a và b sai

2. Vật nào sau đây không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợpđồng cho mượn tài sản : đồng cho mượn tài sản :

a. Vật đồng bộ b. Vật đặc định c. Vật tiêu hao d. Vật cùng loại

3. Khoáng sản trong lòng đất sau khi được khai thác lên thì đó là:

a. Bất động sản b. Động sản c. Bất động sản trở thành động sản do công dụng d. Động sản trở thành bất động sản do công dụng => Hướng dẫn: 1.b 2.c 3.c

BÀI 2

QUYỀN SỞ HỮUI. KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU: I. KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU:

“Điều 164. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.”

Một phần của tài liệu Giáo Trình dân sự tổng hợp (gồm 3 phần) (Trang 30 - 33)