M ỞĐẦ U
1.7.1 Lựa chọn thờivụ
Vụ Thời gian gieotrồng Thời gian thuhoạch Ghichú
Vụ1 Tháng1 Tháng3 Yêu cầu có nướctưới
Vụ2 Tháng7 Tháng9 Điều kiện thuận lợi*
Vụ3 Tháng10 Tháng12 Làmgiống
Bảng 1.3 : Thời vụ gieo trồng đậu phộng
* Đậu phộng thu gieo trồng vào mùa mưa, vào khoảng tháng 7, thường cho
năng suất caonhất.
1.7.2.Yêu cầu về đấttrồng
Đậu phộng là cây trồng cạn đòi hỏi trong suốt thời gian sinh trưởng đất phải
luôn tơi xốp để bộ rễ phát triển tốt, nốt sần hình thành sớm và nhiều, tia quả đâm
xuống đất dễ dàng, quá trình lớn của quả được thuận lợi và dễ nhổ khi thu hoạch. Vì vậy, đất trồng đậu phộng phải đảm bảo các yêucầu:
-Đất tơi, hạt nhỏ, xốp và đủẩm.
-Sạch cỏdại.
- Ruộngphẳng,giữẩmvàthoátnướcnhanh,cóhệthốngtướivàtiêunước
tốt.
1.7.3. Chuẩn bịgiống
Định lượng giống: Từ 160-200kg đậu phộng vỏ/ha. Giống đậu phộng nhất thiết phải phơi lại dưới nắng nhẹ (2 nắng) trước khi đem đi trồng (phơi cả vỏ),
phơi trên nong, nia, không được phơi trên nền xi măng. Đậu phộng được tách vỏ, chọn những hạt to, mẩy đem gieo. Có thể gieo bằng hạt hoặc ủ mầm trước khi
khi hạt nhú mầm thì đemgieo.
Giống đậu phộng tốt phải đảm bảo các tiêuchuẩn:
-Tỉ lệ nảy mầm cao ( Thấp nhất là 80%, tốt nhất là trên95%).
-Trọng lượng hạt cao, đồng đều về kíchthước.
-Không bị lẫn tạp chất, tạpgiống.
-Còn nguyên vẹn vỏlụa.
-Tỉ lệ nước trong hạt không quá8%.
-Không mang mầm móng sâubệnh.
Tiêu chuẩn quan trọng nhất của hạt giống là tỉ lệ nẩy mầm, có nhiều biện
pháp làm tăng tỉ lệ nảymầm:
- Phơi lại hạt giống, đây là biện pháp nhằm làm giảm trọng lượng nước
trong hạt, tăng khả năng hút nước của hạt khi đã gieo xuống đất, rút ngắn thời
gian mọc mầm và tăng tỉ lệ mọc mầm của hạt, tuy nhiên biện pháp này chỉ áp
dụng cho hạt còn cả vỏ, nếu phơi hạt ở nhiệt độ trên 35oC có thể làm chết mầm,
giảm tỉ lệmọc.
-Xử lý thúc mầm: Tạo điều kiện cho hạt hút đủ nước trong thời gian ngắn.
bằng cách ngâm hạt trong nước ấm ở 30 – 35oC trong 2 – 3 giờ. Phương pháp này
có thể rút ngắn thời gian nảy mầm 3 – 10 ngày, Tuy nhiên phương pháp này khó
áp dụng trong gieo hạt bằng cơgiới.
-Xử lý tiêu độc: Dùng hóa chất để xử lý hạt nhằm tiêu diệt mầm mống gây
bệnh qua hạtgiống.
Một số giống lạc đã được công nhận: Đậu giấy, Sen lai, V79, 4329, 166…
Ưu điểm của các giống này cho nhiều trái, hàm lượng dầu cao, tỉ lệ hạt cao, năng
suất trung bình từ 2.5-2.7tấn/ha.
1.7.4.Mật độ và khoảng cáchgieo
Mật độ cây sẽ là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch do (năng suất = số cây x số quả của mỗi cây x trọng lượng quả). Mật độ cao hay thấp
là tùy thuộc vào loại đất, giống, vụ. Nhưng nói chung cần đảm bảo được mật độ
25- 35cây/m2
Để đảm bảo mật độ gieo trên 25 cây/m2 có thể bố trí theo các khoảng cách
nhưsau:
Mậtđộ Hàng x hàng(cm) Cây x cây(cm) Số cây mỗihốc
25cây/m2 40 10 1
28cây/m2 35 10 1
30cây/m2 30 10 1
35cây/m2 35 8 1
Bảng 1.4 : Mật độ gieo trồng đậu phộng
1.7.5. Chăm sóc, Thu hoạch và bảoquản
-Sau trồng 4-5 ngày tiến hành kiểm tra trồng dặm những chỗ mất khoảng.
-Bón thúc khi cây có 2 - 3 lá thật: Đạm urê 1,5-2 kg + 1,5-2 kg kali + 4kg vôi bột ( Cho một sào bắc bộ 360m2)
-Sau khi đậu phộng ra hoa rộ từ 7-10 ngày bón thêm 3 – 4 kg vôi và không trộn vôi với loại phân nàokhác.
- Tưới nước: Nếu thời tiết khô hạn cần phải tưới nước giữ ẩm để cây đậu
phộng sinh trưởng phát triển tốt. Nhất là thời kỳ trước ra hoa và thời kỳ làm quả,
có thể tưới phun, hoặc tưới vào ngập 2/3 rãnh luống, để tưới ngấm đều rồi tháo
cạn
* Phòng trừ sâubệnh:
- Chủ động phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng
hợp:Bónphâncânđối,chămsóchợplý,ápdụngbiệnphápphòngtrừtổnghợp.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp
thời theo hướng dẫn của chuyên ngành bảo vệ thựcvật.
-Cần lưu ý: Dế, kiến, mối hại quả khi trồng và khi quả chín, bệnh héo xanh
Thu hoạch: Thu hoạch là phần tốn công nhất việc xác định thời gian đậu
phộng chín thường dựa vào quan sát đồng ruộng. Những biểu hiện bên ngoài khi
đậu phộngchín:
Ngọn đậu phộng ở thân cành đã ngừng pháttriển.
Lá già ở gốc đã bắt đầurụng.
Có thể nhổ củ để kiểmtra.
1.8. Các phương pháp gieohạt
Thông thường có các phương pháp gieo sau đây: Gieo vãi, Gieo hàng, Gieo ô vuông. Tùy theo loại cây trồng mà áp dụng phương pháp gieo thích hợp.
1.8.1Gieovãi {tr62, [4]}
Đây là phương pháp đơn giản nhất, dùng tay nắm hạt và tung đều hạt giống trên bề mặt ruộng không theo một hàng lối nào, phương pháp này dễ thực hiện
nhưng hạt phân bố không đồng đều, độ sâu lắp hạt cũng không như nhau, khó khăn cho việc chăm sóc mật độ không đều và hao phí hạt giống. Phương pháp
này chỉ thích hợp cho gieo mạ và gieo cỏ để chăn nuôi. (Hình 1.2-a)
1.8.2. Gieohàng {tr63, [4]}
Đây là phương pháp gieo phổ biến và dễ cơ giới hóa, hạt được gieo thành hàng, có khoảng cách hàng đều nhau. Có thể tùy theo cách gieo mà chia ra: gieo hàng hẹp, gieo hàng rộng, gieo thành dãi và gieo hốc. (Hình 1.2-b)
- Gieo hàng hẹp: Số hàng nhiều, hạt giống rắc với số lượng lớn, sản lượng do đó tăng cao, cây phân bố tương đối dày và đều, hạn chế được cỏ dại, giảm lượng bốc hơi nước, cây phát triểntốt.
- Gieo hàng rộng: dùng để gieo các loại cây cần diện tích dinh dưỡng lớn,
khoảng cách giữa hàng từ 30 -70 cm, trong thời gian đầu do khoảng cách cây khá lớn nên cây thường bị cỏ dại lấnáp.
-Gieo hốc: là phương pháp gieo hàng nhưng được gọi là gieo hốc khi mỗi
Hình 1.17 : khoảng cách của kiểu gieo
- Gieo chữ thập: Khoảng cách giữa hàng 13 – 15 cm, trên cùng một diện tích gieo, gieo theo phương pháp này phải tiến hàng gieo hai lần, lần 1 gieo theo
chiều dọc, lần hai gieo theo chiều ngang, chổ giao nhau giữa hàng dọc và hàng ngang có số hạt giống nhiều hơn gấp đôi và tốn gấp đôi thời gian do cùng diện tích nhưng phải gieo 2 lần. (Hình1.2-c)
-Gieo thành dãi: Mỗi dãi từ 2 – 4 hàng, khoảng cách giữa các hàng 12 – 15
cm, gieo theo phương pháp này cây mọc thẳng hàng dễ chăm sóc và cơ giới hóa.
(Hình1.2-d)
1.8.3.Gieo ôvuông {tr63, [4]}
Hạt gieo thành từng khóm, khoảng cách giữa các hốc đều nhau, mỗi hốc có thể có một hạt hoặc nhiều hạt. Phương pháp này tiết kiệm hạt giống, mầm non dễ
mọc, gieo ô vuông có thể chăm sóc bằng máy theo chiều dọc và theo chiều ngang. (Hình1.2-e)
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY GIEO
2.1Đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật của máy gieohạt.
2.1.1 Đặcđiểm
Máy gieo hạt có bộ phận gieo lấy hạt bằng đĩa nghiêng, sử dụng sức kéo từmáy kéo nông nghiệp để xẻ rãnh và di chuyển máy, Máy gieo dùng phương pháp
gieohàng.
2.1.2 Yêu cầu kỹthuât { tr64, [4]}
Khoảng cách giữa các hàng phải nhưnhau.
Trong mỗi hàng khoảng cách hạt giống phải cách đều nhau.
Số lượng hạt giống trên mỗi thùng đựng hạt không chênh lệchnhiều.
Hạt giống phải lấp với độ sâu cần thiết. thông thường khoảng4-5cm
Không làm hư hỏng hạtgiống.
Máy gieo có thể điều chỉnh để gieo với nhiều mật độ khác nhau, cũng như
có thể thay đổi linh hoạt khoảng cách hàng và khoảng cách hạt tronghàng
Máy gieo điều khiển dễ dàng, chăm sóc thuậntiện, năng suất lao động cao.
Đảm bảo an toàn cho người vậnhành.
2.2Cấu tạo chung của máygieo
Hạt trong thùng nhờ hoạt động của bộ phận gieo mà rơi xuống ống dẫn hạt
hướng dẫn hạt giống rơi xuống đáy rãnh do lưỡi rạch đã rạch sẵn, sau đó bộ phận lấp đất sẽ lấp đất lại. Nói chung một máy gieo gồm có các bộ phận chính và bộ
Hình 2.1:Cấu tạo máygieo
2.2.1 Lưỡi xẽrãnh {tr 65-66, [4]}
2.2.1.1 Nhiệmvụ
Xẻ đất tạo thành rãnh để đưa hạt giống xuống đất ở một độ sâu nhất định,
lưỡi rạch gồm nhiều kiểu khác nhau từ những loại đơn giản như dao cong gồm hai miếng ghép hình chữ v có phần nhọn quay về chiều tiến của máy đến loại đĩa có
cấu tạo phức tạp nhưng làm việc tốthơn.
2.2.1.2 Yêu cầu kỹthuật
Không lật lớp đất ẩm ở dưới lên, mà chỉ tách đất thành rãnh để gieo hạt.
Lưỡirạchkhôngbịvướngcỏvàkhôngbịdínhkhilàmviệctronglớpđất ẩm.
2.2.1.3 Phânloại:
Lưỡi rạch mũi neo(Hình 2.2a): Cấu tạo đơn giản, làm việc tốt trên đất sạch
cỏ, độ ẩmtrung bình. Tạo rãnh và lắp hạt xuống độ sâu 5 – 6cm, lưỡi rạch mũi neo
có góc tiến nhọn ăn sâu vào đất, đồng thời có khuynh hướng nâng lớp đất ở dưới
lên làm mất ẩm của đất. Đối với đất chuẩn bị không kỹ sẽ bị vướng rác khi làm việc. Lực cản kéo đến5kgf.
Lưỡi rạch dao cong(Hình 2.2C1,2.2C2) : Có hình dạng giống lưỡi dao uốn
cong, phía trước sắc, nhọn, phía sau nở ra khi lưỡi rạch tịnh tiến đi tới thì phần
mũi dao sẽ cắt đất ra, phần nở ra của dao ép đất sang hai bên mở rộng rãnh. Loại này có ưu điểm là không mang đất ẩm lên trên, mũi dao sắc và cong lên sẽ cắt một
phần cỏ hoặc đè lên cỏ hạn chế bị vướng rác khi làm việc. Lực cản kéo nhỏ
khoảng3kgf.
Lưỡi rạch sóng tầu: Có mũi cong về trước, sóng trước sắc, làm việc tốt trên đất chuẩn bị kỹ. Lớp đất ẩm không bị đưa ra ngoài, lưỡi xẽ rãnh hẹp cho phép
hạt giống rơi xống rãnh có đất chặt và được lắp đất tốt, lực cản kéo nhỏ khoảng
3kgf
Lưỡi rạch đĩa: Cấu tạo phức tạp, làm việc tốt trên đất không được chuẩn bị
kỹ, khi độ ẩm đất bình thường đĩa sẽ quay và không bị dính đất, lúc gặp rễ cây
hay cỏ lưỡi rạch sẽ cắt hay lăn qua chúng. Loại này có ưu điểm hơn so với lưỡi
rạch sống tầu và mũi neo. Lưỡi rạch gồm hai đĩa lắp nghiên với nhau một góc 10- 20o, chỗ tiếp xúc của hai đĩa nằm về phía dưới và về phía chuyển động của máy.
Hình 2.2: Các loại lưỡi rạch
2.2.2 Bộ phậngieo {tr 69-77, [4]}
2.2.2.1 Nhiệmvụ
Là bộ phận làm việc chính của một máy gieo hạt, nó có nhiệm vụ phân phối hạt ra ngoài để đưa vào rãnh theo đúng mức gieo quyđịnh.
2.2.2.2 Yêu cầu kỹthuật
Khoảng cách giữa các hạt trong cùng một hàng phải đềunhau.
Đảm bảo mật độ gieo đều và không thay đổi khi thùng chứa hạt bị nghiêng
do độ nghiêng khác nhau của mặt luống và vận tốc chuyển động thayđổi.
Đảm bảo tính chất vạn năng của nó, để có thể gieo nhiều loại kích thước
hạt giống và gieo với mật độ khácnhau.
Bộ phận gieo phải điều chỉnh dễ dàng và đảm bảo an toàn cho hạt giống.
Bộ phận gieo gồm nhiều loại khác nhau, tùy theo yêu cầu và loại hạt cần thiết.
-Bộ phận gieo kiểu trụccuốn:
Trục cuốn có dạng trái khế gồm nhiều rãnh, có thể làm bằng cao su hoặc kim loại và đặt ở đáy thùng chứa hạt giống, khi trục cuốn quay hạt theo các rãnh khế ra ngoài, trục cuốn quay nhờ truyền động xích từ bánh tựa đồng của máy gieo. Sau khi ra ngoài hạt giống được dẫn trong ống dẫn hạt đi vàođất.
Mức độ gieo sẽ phụ thuộc vào bề rộng giữa trục cuốn với thành thùng và chiều dài làm việc của trục cuốn. Vì vậy để điều chỉnh lượng hạt giống một đầu trục cuốn nằm trong một ống kim loại tròn mỏng quấn quanh trục cuốn và chuyển
động dọc theo trục cuốn. Ống kim loại này có thể trượt tịnh tiến so với trục cuốn. Nhiệm vụ của nó là làm thay đổi chiều dài làm việc của trục cuốn. Ngoài ra lượng hạt giống gieo còn có thể thay đổi khi thay đổi số vòng quay của trục cuốn bằng
cách thay đổi tỉ số truyền từ bánh tựa đồng đến trục cuốn, đây là máy gieo theo kiểu gieo hàng liên tục có hạt giống được rắc đều theo hàng, dùng gieo ngủ cốc và cỏ.
Trục cuốn có thể gieo phía trên hay gieo phía dưới trục cuốn khi đổi chiều quay. Loại trục cuốn có tính vạn năng có thể gieo nhiều loại hạt.
Lưỡi gà ở phía dưới thùng đựng hạt một đầu lắp vào khớp, đầu còn lại được
nâng đỡ nhờ lò xo và tấm tựa, tấm tựa có thể điều chỉnh góc quay đến các vị trí để gieo được hạt có kích thước lớn nhỏ khác nhau mà không làm hưhạt.
Hình 2.3: Bộ phận gieo kiểu trụccuốn
- Bộ phận gieo loại đĩa: Đĩa gieo nằm dưới đáy thùng chứa hạt đĩa chuyển động quay quanh trục thẳng đứng, đĩa có thể dùng để gieo hốc và gieo ô vuông. Phần chính của bộ phận gieo gồm: đĩa gieo có rãnh khuyết để hạt giống có thể
chui qua, vành răng ăn khớp với bánh răng hình nón, nắp có cánh trộn hạt. Đối
với mỗi loại hạt giống có những đĩa với số lỗ và kích thước lỗ khác nhau. Để gieo đậu phộng có thể thay đĩa kim loại bằng đĩa gỗ có bề dày lớn hơn để phù hợp với kích thước của hạt đậu phộng. Phía trên lỗ có vát mép về phía sau chiều quay của đĩa để hạt đậu bị đẩy ra mà không làm hỏngvỏ.
Mật độ và khoảng cách gieo trên hàng phụ thuộc vào số lỗ trên đĩa, tỉ số
truyền từ bánh xe máy gieo đến đĩa và đường kính bánh xe máy gieo, để điều chỉnh khoảng cách hạt trên hàng ta có thể chọn đĩa gieo có số lỗ thích hợp hoặc
thay đổi tỉ số truyền của xích truyền động.
- Bộ phận gieo kiểu đĩa nghiêng :
Bộ phận gieo hạt loại đĩa nghiêng phối hợp nguyên lý hoạt động vửa của loại đĩa nằm ngang vừa loại đĩa thì múc.
Đĩa nằm nghiêng quay, mép đĩa dìm vào khối hạt ở đáy thùng, mang hạt lên tới đỉnh thì tơi vào ống dẫn hạt. Cũng như loại thìa múc, loại đĩa nghiêng không cần lưỡi gạt hạt ( hạt ngoài lỗ đĩa tự rơi xuống ). Và cũng không có
chốt ấn hạt vì lỗ mang hạt rộng hơn kích thước hạt nhiều. Nhưng cũng như
loại thìa múc, hạt ở lỗ đĩa nghiêng rất dễ bị rơi ra, do đó tốc độ quay đĩa phải
Hình 2.5 : Bộ phận gieo hạt kiểu đĩa nghiêng
-Bộ phận gieo dùng khíđộng:
Đây là phương pháp gieo hiện đại và phổ biến nhất được áp dụng nhiều ở các nước có nền nông nghiệp hiện đại, nhờ khả năng lấy hạt chủ động và hạn chế
thấp nhất hư hỏng của hạt giống trong quá trình gieo. Nguyên tắc của bộ phận này là dùng sức hút chân không để hút hạt đưa ra khỏi thùng giống, Cấu tạo của bộ
phận gieo gồm đĩa gieo tròn bằng kim loại, trên đĩa có khoan nhiều lỗ nằm trên một đường tròn gần mép đĩa,kích thước của lỗ nhỏ hơn kích thước của hạt để hạt không bị lọt qua lỗ, buồng giảm áp chỉ tiếp xúc một phần của đĩa gieo vì vậy phần này do giảm áp nên hạt bám chặt vào lỗ đĩa và quay theo đến phần không giảm áp hạt rơi xuống rãnh. Đĩa gieo khác nhau có số lỗ khác nhau, để phù hợp với mật độ
- Bộ phận gieo hạt khí nén : Khi gieo, trống phân phối hạt (3) quay. Quạt gió
(1) thổi không khí vào trống phân phối hạt tạo nên áp suất không khí bên trong trống cao hơn áp suất bên ngoài trống ( là áp suất khí quyển ). Các hạt giống (7)
sẽ bị nén dính chặt vào các lỗ (2) ở thành trống .
Trống quay đưa những hạt giống lên, chổi gạt (6) gạt những hạt thừa bên cạnh
lỗ rơi lại xuống đáy trống, mỗi lỗ chỉ 1 hạt.
Khi hạt được đưa lên tới đỉnh thì tại đây, phía mặt ngoài rulô (4) quay ép sát vào thành trống, bịt lỗ hạt lại làm cho áp suất nén hạt vào lỗ bị giảm đột ngột,
hạt do trọng lượng sẽ rơi xuống ống nhận hạt (5) hứng sát ngay ở dưới, áp suất
cao thổi nhanh ra ngoài tới rãnh đất do lưỡi rạch tạo nên .
2.2.3 Bộ phận lấpđất
2.2.3.1 Nhiệmvụ
Có nhiệm vụ là gom đất để lấp xuống rãnh gieo sau khi hạt đã rơi vào rãnh do lưỡi rạch tạo ra, bộ phận lấp đất có thể là loại cánh, loại bánh xe hoặc loại vòng xích được kéo lê phía sau máygieo.
2.2.3.1 Yêu cầu kỹthuật
-Lấp đất kínhạt.
-Tạo độ chặt thíchhợp.
2.2.3.2 Phânloại
-Bánh xelấpđất.
bánh xe lăn qua hai vành hình côn của bánh lắp đất lún sâu vào đất và ép đất vào giữa rãnh lắp kín rãnh, ưu điểm hoạt động giống như bánh xe bình thường nên tạo được độ nén đất sau khilấp.
-Xích kéolê.
Ưu điểm là cấu tạo đơn giản, dễ dàng lắp đặt vào máy gieo, nhưng
không thể truyền động cho các bộ phậngieo.