Chỉ khi Hội Thánh là một chứng nhân—vô vi và bất ngôn—thì sự sống của Đức Chúa Trời mới được biểu lộ qua hội thánh. Vậy thì, hành động CơĐốc (việc làm) và sự
phát biểu CơĐốc (lời nói) của hội thánh có ý nghĩa gì? Tri thức vô vi và bất ngôn ở trên không nhằm phủ nhận tầm quan trọng của lời nói và việc làm CơĐốc. Tuy nhiên, lời nói và việc làm CơĐốc là quan trọng trước hết bởi vì bản chất và nguồn của chúng là trong việc không-nói và không-làm. Như trong tư tưởng của Lão Tử, “Mọi thứ trong trời đất
đều sinh từ hữu, và hữu sinh từ vô.”35 Lời nói và hành động CơĐốc trở nên quan trọng khi việc không-nói và không-làm là bản chất và nguồn của chúng, nghĩa là, khi các Cơ Đốc nhân không-nói và không-làm, thì sự sống (sự hiện hữu) của Đức Chúa Trời sẽ tuôn chảy qua họđể những gì họ nói và làm không phải là của họ nữa, nhưng là của Đức Chúa Trời, và từđó lời nói và hành động của họ sẽ có tầm quan trọng như của Đức Chúa Trời. Việc không-nói và không-làm của người CơĐốc đòi hỏi một thái độ vâng lời và thuận phục. Thái độ vâng lời và thuận phục này không có nghĩa là các CơĐốc nhân phải chống lại ý chí con người của mình. Trong sự khiêm nhường, nghĩa là trong sự nhận thấy và nhận biết rằng họ chỉ là những tạo vật, các CơĐốc nhân sẽ kinh nghiệm những ý muốn của mình trong những ý muốn của Chúa, và vì thế những gì họ nói và làm từ sự bất ngôn và vô vi của mình là một điều tự nhiên. Đó cũng là cái tự nhiên mà Lão tử ngụ ý (chương 25, 37, 51). Ởđiểm này, Khổng tửđã âm vang những gì Lão Tử dạy về triết lý vô vi:
Thầy nói: “Ta thà dùng bất ngôn”
Tử Cống thưa “Nếu thầy không nói, thì làm sao học trò chúng con ghi?”
Thầy bảo, “Trời có nói hay không? Bốn mùa tiếp tục tiến trình của mình, và mọi vật liên tục được sinh ra. Trời có nói hay không?”36