Lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Pháp luật đại cuong (Trang 26 - 31)

7.1. Lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

7.1.1. Khái quát về sở hữu trí tuệ và pháp luật về sở hữu trí tuệ 7.1.1.1. Quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ – những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng

tạo của con người. Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại. Đó là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học kỹ thuật ứng dụng cũng như các tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong các hoạt động thương mại.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ (tài sản trí tuệ)

do con người sáng tạo. Đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức, cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của một sản phẩm sáng tạo. Bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Hệ thống quyền

Sở hữu trí tuệ Các đối tượng

Quyền Sở hữu công nghiệp

- Sáng chế

- Kiểu dáng công nghiệp - Nhãn hiệu

- Tên thương mại - Chỉ dẫn địa lý

- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn - Bí mật kinh doanh

Quyền tác giả và Quyền liên quan

- Các đối tượng của quyền tác giả gồm: tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học;

- Các đối tượng của quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá

Những vi phạm quyền tác giả như xuất bản, điện ảnh, nhiếp ảnh, nghệ thuật tạo hình bị sao chép (Ví dụ tranh ký tên Bùi Xuân Phái). Nghệ thuật biểu diễn, công nghiệp ghi âm, ghi hình, sao chép lậu sách báo, phim ảnh, các chương trình biểu diễn ca nhạc, chương trình truyền hình (Chương trình “Gặp nhau cuối năm”). Xâm phạm quyền tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (Ví dụ sử dụng phần mềm máy tính, in lậu sách).

Quyền đối với Giống cây trồng

- Giống cây trồng - Vật liệu nhân giống

- Vật liệu thu hoạch 7.1.1.2. Pháp luật về sở hữu trí tuệ

VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005sửa đổi bổ sung năm 2009

1. Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan NĐ 100/2006

2. Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp NĐ 103/2006

3. Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ NĐ 105/2006

4. Nghị định Về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng NĐ 104/2006

5. Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 3 tháng 4 năm 2008 hưỡng dẫn giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân

6. TT 01/2007/TT-BKHCN Về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

7. NĐ 88/2010 Về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng

LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NĂM 2006LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2000 LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2000 LUẬT XUẤT BẢN NĂM 2004

1. Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản

LUẬT CÔNG NGHỆ CÔNG TIN NĂM 2006ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

1. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

2. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật

3. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp

4. Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng

5. Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá

6. Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá

7. Thoả ước Lahay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp

8. Công ước quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới

9. Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với bố trí mạch tích hợp

10. Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh

11. Hiệp định song phương

LUẬT DÂN SỰ

7.1.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 7.1.2.1. Quyền tác giả và quyền liên quan

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được sáng tạo, thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tính nguyên gốc, không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm.

Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhất định. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tác

phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.

7.1.2.2. Quyền sở hữu công nghiệp

Các đối tượng tron1g sở hữu công nghiệp Đối tượng Định nghĩa Ví dụ Sáng chế/ giải pháp hữu ích 1. Sáng chế/ giải pháp hữu ích

- Sáng chế/ giải pháp hữu ích là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra. - Thuộc tính cơ bản của sáng chế/ giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế/ giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề.

2. Sáng chế/ giải pháp hữu ích có thể được thể hiện dưới 5 dạng sau đây:

- Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định, ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy, các sản phẩm khác, v.v...

- Chất là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hóa học, hỗn hợp chất, ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm; - Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định, ví dụ: phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý, khai thác, đo đạc, thăm dò, v.v...

- Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học, ví dụ như tế bào, gen, cây chuyển gen; - Sử dụng một cơ cấu (hoặc một chất, một phương pháp, một vật liệu sinh học) đã biết theo chức năng mới là sử dụng chúng với chức năng khác với chức năng đã biết, ví dụ như sử dụng phomat làm thuốc chữa bệnh đau răng.

3. Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế:

- Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới; - Có trình độ sáng tạo, và;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

4. Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ:

- Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học;

- Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế; - Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo; - Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;

- Hệ thóng ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;

- Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;

- Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;

- Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng: - Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;

- Giống thực vật, giống động vật;

- Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật; - Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động

- Thiết bị bóc vỏ và phân loại hạt cà phê

vật;

- Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

Phát minh và sáng chế

Phát minh là từ để chỉ việc tìm ra những sự vật, hiện tượng, quy luật có sẵn trong tự

nhiên nhưng trước đó con người chưa biết tới. Còn sáng chế là sản phẩm sáng tạo (nghĩ ra hoặc làm ra) của bộ óc con người, trước đây và sau này không hề có trong tự nhiên.

Ví dụ: M. Faraday là người đã phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện từ, I. Newton đã

phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn. còn T. Edisson là người sáng chế ra bóng đèn, máy ghi âm; E. Rubik đã sáng chế ra khối vuông 6 mặt kỳ ảo mang tên ông.

Phát minh không phải là đối tượng được bảo hộ như sáng chế.

Người muốn được hưởng quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích phải làm đơn xin cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Phạm vi, nội dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích được xác định theo Bằng độc quyền được cấp.

Quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ trong thời hạn Bằng độc quyền có hiệu lực. Bằng độc quyền sáng chế, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ; Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Kiểu dáng công nghiệp

1. Khái niệm

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện... thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

2. Điều kiện bảo hộ

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.

- Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

- Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

3. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng, Ví dụ:

- Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng. - Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp. - Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

Người muốn được hưởng quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp phải làm đơn xin cấp Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ . Phạm vi, nội dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc quyền được cấp.

Thời hạn bảo hộ quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp là thời hạn Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực. Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp 2 lần, mỗi lần 5 năm.

Nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.

"Nhãn hiệu" là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Với chức năng của công cụ marketing - truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó - nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Người muốn được hưởng quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá phải làm đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Phạm vi, nội dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Thời hạn bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá phát sinh trên cơ sở đăng ký quốc tế theo Thoả ước madrid được Nhà nước bảo hộ từ ngày đăng ký quốc tế được công bố trên Công báo nhãn hiệu hàng hoá quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đến hết thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.

Tên thương mại

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại thì tên gọi đó phải là tập hợp các chữ cái (có thể kèm theo chữ số) phát âm được; và có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Tên thương mại sẽ không được bảo hộ nếu gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ

Một phần của tài liệu Pháp luật đại cuong (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)