Xuất và phối hợp với các thầy cô tại trung tâm đồng hành với các em trong

Một phần của tài liệu Đề xuất một số biện pháp khắc phục một số hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em đường phố tại trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên tp hồ chí minh (Trang 57)

2. Thực nghiệm một số biện pháp khắc phục một số hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em

2.3.xuất và phối hợp với các thầy cô tại trung tâm đồng hành với các em trong

trong các giờ sinh hoạt

2.3.1. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát: Các em nhận thức được mình được yêu thương, được quan tâm giúp đỡ và thuộc về Trung tâm.

Trung tâm cần xây dựng môi trường tình gia đình giữa thầy cô, các anh tình nguyện viên và các em qua các hoạt động.

Mục tiêu cụ thể: Hình thành mối tương quan gần gũi, thân thiết giữa thầy cô, các tình nguyện viên và các em; Các em được phân chia công việc, công tác lao

46

động chân tay; Các thầy cô và các TNV đồng hành và chia sẻ với các em nhiều trong các giờ học ở nhà, các giờ vui chơi và sinh hoạt.

2.3.2. Áp dụng thực tế

Các công việc lao động chân tay, bổn phận dọn dẹp môi trường Trung tâm hằng ngày: Các em có trách nhiệm và bổn phận các công việc dọn dẹp nơi môi trường sống mình hằng ngày. Các em ý thức đóng góp của bản thân vào đời sống cộng đồng. Ngoài ra, các em còn phụ giúp nấu ăn, phụ giúp thầy cô trong các việc của Trung tâm.

Hình 2.3: Các em phụ giúp các công việc trong Trung Tâm

Thay đổi cách xưng hô: Các em xưng hô bằng những tên gọi gần gũi thân thiết, tạo cho các em và nhà giáo dục mối tương quan gia đình. Các đặc trách từng nhà được các em xưng hô là bố, má. Các tình nguyện viên được các em gọi là các anh, các chị “Ba Thôn”. Mỗi phòng đều các bố, các mẹ và các anh chia sẻ, giúp đỡ và đồng hành. Có TNV chia làm 2 khu đồng hành và tổ chức các sinh hoạt các em.

Cách thức đồng hành: Các thầy cô và các tình nguyện viên chia sẻ, hiện diện thể lý với các em trên sân chơi, công tác nhà, các hoạt động của trẻ… Các thầy cô và các tình nguyện viên tận tình chăm sóc, yêu thương và tạo mối tương quan tích cực, tự do đối với trẻ. Các thầy cô và các tình nguyện viên là người định hướng, hướng dẫn và dự phòng những điều xấu có thể xảy ra trong mọi hoạt động của trẻ. Các thầy cô và các tình nguyện viên sẵng sàng lắng nghe và chia sẻ các vấn đề của trẻ. Các thầy cô và các tình nguyện viên gợi ý những giá trị chân lý, lý lưởng cho trẻ

47

và làm cho trẻ cảm nhận sự hứng thú. Nhờ đó, các thầy cô và các tình nguyện viên tạo được lòng tin tưởng, sự gần gũi và lòng yêu mến nơi các em. Đồng thời, các em cảm nhận tình yêu của nhà giáo dục và các em sẽ làm theo những điều mà nhà giáo dục muốn.

Hình 2.4: Các tình nguyện viên đồng hành và chia sẻ với các em

Cách thức thưởng phạt: trong tâm lý học, phần thưởng và hình phạt tác động đến sự kích thích hành vi nơi các em. Nếu một hành vi tốt nơi các em được thưởng một cách hợp lý sẽ tạo động lực hành vi tốt mới nơi các em. Và ngược lại, nếu có một hành vi xấu nơi các em cần phải phạt hợp lý để hạn chế những hành vi không mong muốn. Phần thưởng và hình phạt đều phải tuân theo quy tắc là tôn trọng các em. Quy tắc khen thưởng các em: Khen khi trẻ có một việc làm tốt; khích lệ khi các em làm thành công một điều gì; quyền được ưu tiên dành cho những em ngoan, biết nổ lực; phần thưởng tặng cho các em vào mỗi cuộc thi, tổng kết năm học; tặng đồ chơi có giá trị nhỏ khi các em nhớ bài hát, các câu chuyện, các câu châm ngôn; tạo các niềm tin tưởng và hy vọng nơi người giáo dục vào các em trong các công việc.

Quy tắc hình phạt mỗi khi các em có lỗi phạm về các điều luật và nội quy Trung tâm:

Hình phạt các em tránh nơi công cộng, nhẹ nhàng, phù hợp, không ác ý, tránh dùng hình phạt đánh đập; nói rỉ tai cho từng em khi các em có HVLC; cảnh cáo riêng, tạo điều kiện cho các em tự do đối thoại; giúp các em hiểu và đón nhận

48

những điều đúng sai; rút lại các quyền ưu tiên; cắt bớt nhu cầu vui chơi giải trí; tăng thêm công tác sáng hằng ngày

Một số yêu cầu đối với các nhà giáo dục: Kiểm soát được các phản ứng của bản thân: oán giận, dọa nạt, trách móc…; hiểu, lắng nghe và giải thích cho các em; khen thưởng ngay lập tức, tại chỗ, không chờ đợi; giữ lời hứa khen thưởng cũng như việc trách phạt; tiến hành các biện pháp điều đặn; thực hiện theo nội dung sinh hoạt theo tuần.

2.4. Cập nhật nội dung và gia tăng các hình thức học hỏi về kiến thức và năng khiếu

2.4.1. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát: Nâng cao sự nhận thức và suy nghĩ nơi các em; thay đổi cách nhìn của các em về bản thân

Mục tiêu cụ thể: Phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sơ và dạy nghề dạy nghề; dạy kiến thức luật pháp nhà nước, luật quyền lợi trẻ em và chuẩn mực xã hội nơi các em; dạy và phát triển các năng khiếu nơi các em; xây dựng bầu khí môi trường vui tươi, mẫu mực, thân thiện giữa các thầy cô, các tình nguyện viên và các trẻ em bằng phương tiện: thể thao, âm nhạc, kịch nghệ, các cuộc đi chơi hè…

2.4.2. Áp dụng thực tế

Phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sơ và dạy nghề dạy nghề : Các em học lớp phổ cập chia làm 2 buổi sáng và chiều: buổi sáng dành cho các em học phổ cập cấp 1: Từ lớp 1 đến lớp 5, buổi chiều từ lớp 6 đến lớp 9. Chương trình học phổ cập tập trung vào các môn học chính thức, các môn học phụ sẽ được học trong lớp nghề. Các em khi học song các lớp phổ cập sẽ được cấp bằng và có thể tiếp tục học ở các trường ngoài. Chương trình học nghề bao gồm các nghề: may công nghiệp, may thời trang, cắt tóc, sửa xe, máy tính, điện dân dụng, điện lạnh. Khi các em ra ngoài Trung tâm, các em có thể xin việc làm ở các xí nghiệp hoặc có công việc để tự nuôi sống bản thân.

49

Học hỏi các một số quyền lợi trẻ em: Các em cần biết và học hỏi về quyền lợi mà các em cần được hưởng và những bổn phận khi là một trẻ em (xem phần phụ lục 1).

Nghe và đọc những câu châm ngôn sống, câu chuyện, bài hát có nội dung đạo đức, nhân bản trong mỗi tuần… Những câu châm ngôn sống, những câu chuyện nhân bản đạo đức và những bài hát cha mẹ bạn bè chứa những nội dụng những tư tưởng tích cực, những mẫu gương sống tốt để các em suy nghĩ và bắt chước (xem phần phụ lục 2).

Dạy năng khiếu, phát triển khả năng: Nơi mỗi em đều có những tiềm năng về một khả năng nào đó, nhà giáo dục cần phát hiện và làm phát triển những năng khiếu nơi các em. Các lớp năng khiếu về các nhạc cụ âm nhạc: đàn guirta, trống, sáo, tiêu, ảo thuật.…là cơ hội để phát hiện năng khiếu nơi, là cơ hội cho các em thể hiện bản thân mình.

Các cuộc thi và giao lưu: Là thời gian cho các em thể hiện khả năng năng khiếu, sự đam mê và tính cách của bản thân. Các cuộc thi cũng là động lực cho các em phấn đấn nổ lực tập luyện hằng ngày để có được vinh quanh và sự tôn trọng của mọi người. Các cuộc thi rất đa dạng và chia ra nhiều thời điểm trong năm: Cuộc thi tìm hiểu Luật Quyền Lợi Trẻ em, cuộc thi vẽ tranh về môi trường sống của em, cuộc thi tiếng hát Idol, cuộc thi tài năng, giải đá bóng, cờ vua, đá cầu, kể chuyện…. Các lễ hội: nhà giáo dục chia sẻ niềm vui, tình gia đình với các em trong những ngày lễ của các em, của đất nước: Lễ Quốc Tế Thiếu Nhi, Lễ Hội Trung Thu, Ngày lễ nhớ công ơn thầy cô, Lễ Giáng Sinh, Lễ Hội Tết Dương Lịch, Lễ Hội Ẩm Thực, Tết Dân Tộc, Giao lưu với các mái ấm khác…

Các lớp giáo dục về các giá trị sống, kỹ năng sống cho trẻ: các giá trị sống thông qua bộ phim hoạt hình, quà tặng cuộc sống, các câu chuyện giúp các em dễ dàng tiếp nhận và chú ý nhiều. Các lớp kỹ năng sống được thông qua các hoạt động sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tập thể và qua các trò chơi trải nghiệm. Các giá trị sống và kỹ năng sống là những nền tảng giúp các em có khả năng nhận thức và khả năng hiểu biết về tương quan cuộc sống xung quanh bản thân.

50

3. KHẢO SÁT HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC MỘT SỐ HÀNH VI LỆCH CHUẨN NƠI TRẺ EM ĐƢỜNG PHỐ TẠI TTGDDNTTN TP.HCM

3.1. Mục đích khảo sát

Để tìm hiểu tính hiệu quả của một số biện pháp khắc phục một số hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em lang thang đường phố tại TTGDDNTTN TP.HCM .

3.2. Đối tƣợng khảo sát

Người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 15 giáo viên, các cán bộ quản lý, 15 tình nguyện viên và 55 trẻ em độ tuổi 13 – 18 có thời gian ở Trung tâm từ 10 tháng đến 3 năm tại TTGDDNTTN TP.HCM.

3.3. Nội dung khảo sát

- Khảo sát HVL nơi các trẻ em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực nghiệm giải pháp ở Trung tâm.

- Khảo sát hành vi ứng xử, thái độ của các em với thầy cô, nhân viên, tình nguyện viên và các bạn.

- Khảo sát mối tương quan giữa các em với các thầy cô và các tình nguyện viên.

- Khảo sát sự đồng hành các tình nguyện viên với các em.

3.4. Kết quả khảo sát hiệu quả của một số biện pháp khắc phục một số hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em lang thang đƣờng phố tại TTGDDNTTN TP.HCM

3.4.1. Đánh giá sự thay đổi hành vi lệch chuẩn qua nhìn nhận các em, các thầy cô và tình nguyện viên

3.4.1.1. Đánh giá sự thay đổi hành vi lệch chuẩn qua nhìn nhận các em

Khảo sát 55 trẻ em có HVLC từ độ tuổi 13 – 18, thời gian ở Trung tâm từ 10 tháng đến 3 năm. Kết quả thu về 55 phiếu, 54 phiếu hợp lệ về một số HVLC: đánh nhau, chửi tục, trộm cắp, nói dối, hút thuốc, băng nhóm nơi các em nhau sau:

51

Bảng 3.1: Biểu hiện HVLC đánh nhau nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm.

Mức độ Rất thường xuyên

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Hoàn toàn không Ở ngoài đời 1 (1,85%) 23 (42,59%) 9 (16,67%) 21( 38,89%) 0 (0%)

Ở trong Trung tâm

0 (0%) 3 (5,56%) 18 (33,33%) 33 (61,11%) 0 (0%)

Qua phần tính toán (xem phần phụ lục 3) ta có: chi bình phương X2= 21,78

và φ’ = 0,5. HVLC đánh nhau ở ngoài và ở trong Trung tâm có sự khác biệt, có ý nghĩa, có tương quan.

Biểu đồ 3.1: Mức độ HVLC đánh nhau nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm

So sánh mức độ HVLC đánh nhau ở ngoài và ở trong trung tâm: Khi ở trung tâm mức độ các em có HVLC đánh nhau rất thường xuyên và thường xuyên giảm 21 em, giảm 38,88%, mức độ các em không có HVLC đánh nhau tăng 22 em, tăng 21,02%. Qua bảng số liệu, mức độ các em có HVLC đánh nhau thường xuyên ở ngoài đời khi vào Trung tâm giảm xuống còn mức độ thỉnh thoảng hoặc không.

0 10 20 30 40 50 60

Ở ngoài Ở Trung tâm

HVLC đánh nhau

Hoàn toàn không Không

Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

52

Bảng 3.2: Biểu hiện HVLC chửi tục nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm

Mức độ Rất thƣờng

xuyên

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không Hoàn toàn

không

Ở ngoài đời 1 (1,85%) 28 (51,85%) 16 (29,63%) 9(16,67%) 0 (0%) Ở Trung tâm 0 (0%) 2 (3,7%) 33 (61,11%) 19(35,19%) 0 (0%)

Qua phần tính toán (xem phần phụ lục 5) ta có: Chi bình phương X2= 32,98

và φ’ = 0,6. HVLC chửi tục ở ngoài và ở trong Trung tâm có sự khác biệt, có ý nghĩa, có sự tương quan.

Biểu đồ 3.2: Mức độ HVLC chửi tục nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm

So sánh mức độ HVLC chửi tục ở ngoài và ở trong trung tâm: Mức độ các em có HVLC chửi tục rất thường xuyên và thường xuyên giảm 27 em, giảm 50%. Mức độ các em không có HVLC chửi tục tăng 10 em, tăng 18,52%. Qua bảng số liệu, mức độ các em có HVLC chửi tục thường xuyên ở ngoài đời khi vào Trung tâm các em chửi tục giảm. Mức độ HVLC chửi tục nơi các em ở trung tâm tập trung ở thỉnh thoảng hoặc rất ít. 0 10 20 30 40 50 60

Ở ngoài Ở Trung tâm

HVLC chửi tục

Hoàn toàn không Không

Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

53

Bảng 3.3: Biểu hiện HVLC trộm cắp nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm

Mức độ Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không Hoàn toàn không

Ở ngoài 1 (1,85%) 19 (35,19%) 7 (12,96%) 27( 50%) 0 (0%) Ở Trung

tâm

0 (0%) 1 (1,85%) 7 (12,96%) 46(85,19%) 0 (0%)

Qua phần tính toán (xem phần phụ lục 5) ta có: chi bình phương X2= 21,34

và φ’ = 0,5. HVLC trộm cắp ở ngoài và ở trong Trung tâm có sự khác biệt, có ý nghĩa, có tương quan.

Biểu đồ 3.3: Mức độ HVLC trộm cắp nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm

So sánh mức độ HVLC trộm cắp ở ngoài và ở trong trung tâm: Mức độ các em có HVLC trộm cắp rất thường xuyên và thường xuyên giảm 19 em, giảm 35,19%. Mức độ các em không có HVLC trộm cắp tăng 19 em, tăng 35,19%. Qua bảng số liệu, các em có HVLC trộm cắp thường xuyên ở ngoài đời khi vào Trung tâm HVLC trộm cắp giảm rõ rệt, mức độ không có HVLC trộm cắp chiếm phần lớn 85,19%. 0 10 20 30 40 50 60

Ở ngoài Ở Trung tâm

HVLC trộm cắp

Hoàn toàn không

Không

Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

54

Bảng 3.4: Biểu hiện HVLC nói dối nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm

Mức độ Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không Hoàn toàn không

Ở ngoài 1 (1,85%) 22 (40,74%) 15 (27,78%) 16 ( 29,63%) 0 (0%) Ở Trung tâm 0 (0%) 0 em (0%) 16 (29,63%) 38 (70,37%) 0 (0%)

Qua phần tính toán (xem phần phụ lục 5) ta có: chi bình phương X2= 29,22

và φ’ = 0,52. HVLC nói dối ở ngoài và ở trong Trung tâm có sự khác biệt, có ý nghĩa, có tương quan.

Biều đồ 3.4: Mức độ HVLC nói dối nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm

So sánh mức độ HVLC nói dối ở ngoài và ở trong trung tâm: Mức độ các em có HVLC nói dối rất thường xuyên và thường xuyên giảm 23 em, giảm 42,59%. Mức độ các em không có HVLC nói dối tăng 18 em, tăng 40,74%. Qua bảng số liệu, các em có HVLC nói dối thường xuyên ở ngoài đời khi vào Trung tâm HVLC nói dối giảm rõ rệt, mức độ không có HVLC nói dối chiếm phần lớn 70,37%.

0 10 20 30 40 50 60

Ở ngoài Ở Trung tâm

HVLC nói dối

Hoàn toàn không Không

Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

55

Bảng 3.5: Biểu hiện HVLC hút thuốc nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm

Mức độ Rất thường xuyên

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Hoàn toàn không Ở ngoài 4 (7,41%) 28(51,85%) 11 (20,37%) 11 ( 20,37%) 0 (0%) Ở Trung tâm 0 (0%) 6 (11,11%) 24 (44,44%) 24 (44,44%) 0 (0%)

Qua phần tính toán (xem phần phụ lục 5) ta có: chi bình phương X2= 27,45

và φ’ = 0,5. HVLC hút thuốc ở ngoài và ở trong Trung tâm có sự khác biệt, có ý nghĩa, có tương quan.

Biểu đồ 3.5: Mức độ HVLC hút thuốc nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm

So sánh mức độ HVLC chửi tục ở ngoài và ở trong trung tâm: Mức độ các em có HVLC hút thuốc rất thường xuyên và thường xuyên giảm 26 em, giảm 47%. Mức độ các em không có HVLC hút thuốc tăng 13 em, tăng 24%. Qua bảng số liệu, các em có HVLC hút thuốc thường xuyên ở ngoài đời khi vào Trung tâm HVLC hút thuốc giảm 47%, hầu hết các em có HVLC hút thuốc ở mức độ thỉnh thoảng và không. 0 10 20 30 40 50 60

Ở ngoài Ở Trung tâm

HVLC hút thuốc

Hoàn toàn không

Một phần của tài liệu Đề xuất một số biện pháp khắc phục một số hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em đường phố tại trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên tp hồ chí minh (Trang 57)