Lƣới điện phân phối các đặc điểm về thiết kế và vận hành khác với lƣới điện truyền tải. lƣới điện phân phối phân bố trên diện rộng, thƣờng vận hành không đối xứng và có tổn thất lớn hơn. Vấn đề tổn thất trên lƣới phân phối liên quan chặt chẽ tới các vấn đề kỹ thuật và lƣới điện từ giai đoạn thiết kế đến vận hành. Do đó trên cơ sở các số liệu về tổn thất có thể đánh giá sơ bộ chất lƣợng vận hành của lƣới điện phân phối.
Trong những năm gần đây, lƣới điện phân phối của nƣớc ta phát triển mạnh, các công ty điện lực cũng đƣợc phân cấp mạnh về quản lý. Chất lƣợng vận hành của lƣới phân phối đƣợc nâng cao rõ rệt, tỷ lệ tổn thất điện năng giảm mạnh. Tổn thất trên lƣới điện phân phối bao gồm tổn thất phi kỹ thuật (tổn thất thƣơng mại) bao gồm bốn dạng tổn thất nhƣ sau:
Trộm điện (câu, móc trộm)
Sai sót tính toán tổn thất kỹ thuật
Sai sót thống kê phân loại và tính hóa đơn khách hàng
Tổn thất phi kỹ thuật phụ thuộc vào cơ chế quản lý, quy trình quản lý
hành chính, hệ thống công tơ đo đếm và ý thức của ngƣời sử dụng. Tổn thất phi kỹ thuật cũng một phần chịu ảnh hƣởng của năng lực và công cụ quản lý của bản thân các điện lực, trong đó có phƣơng tiện máy móc, máy tính, phần mềm quản lý.
Tổn thất kỹ thuật trên lƣới điện phân phối chủ yếu trên dây dẫn và các máy biến áp phân phối. Tổn thất kỹ thuật bao gồm tổn thất công suất tác dụng và tổn thất công suất phản kháng. Tổn thất công suất phản kháng do từ thông rò và gây từ trong các máy biến áp và cảm kháng trên đƣờng dây. Tổn thất công suất phản kháng chỉ làm lệch góc và ít ảnh hƣởng đến tổn thất điện năng. Tổn thất công suất tác dụng có ảnh hƣởng đáng kể đến tổn thất điện năng. Thành phần tổn thất điện năng do tổn thất công suất tác dụng đƣợc tính toán nhƣ sau:
ΔA = t P(t).dt
0 (3.1)
Trong đó, ΔP là tổn thất công suất tác dụng trên đƣờng dây và máy biến áp tại thời điểm t.