Thiết bị RTK SQ GNSS

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng công nghệ GNSSRTK vào việc thành lập mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1 2000 khu vực đất nông nghiệp tại xã đức mạnh, huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 34)

2.3.2.1.Khái niệm RTK.

Định vịđộng học thời gian thực RTK là một kỹ thuật điều hướng vệ tinh được sử dụng để tăng cường độ chính xác của dữ liệu vị trí xuất phát từ các hệ thống định vị dựa trên vệ tinh (hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu,

GNSS ) như GPS, GLONASS và GALILEO . Nó sử dụng các phép đo pha của sóng mang tín hiệu cùng với nội dung thông tin của tín hiệu và dựa vào một trạm tham chiếu duy nhất hoặc trạm ảo nội suy để cung cấp hiệu chỉnh thời gian thực, cung cấp độ chính xác đến từng centimet

. Đây là phương pháp đo động xử lí tức thời trên nguyên tắc sử dụng một trạm cơ sở (trạm Base) thông qua việc thu định vị vệ tinh nhân tạo tính tán ra một sốnguyên đa trị.

-Với độ chính xác 1 cm trên mỗi điểm đo, thiết bị định vị công nghệ

giải pháp RTK đã và đang được sử dụng rộng rãi khắp Việt Nam trong công

tác đo đạc địa chính, địa hình, khảo sát, đo vẽ bản đồ… - Thiết bị định vị SQ- GNSS sử dụng vệ tinh của cả 3 hệ GPS, GLONASS và Beidou (Bắc Đẩu) đồng thời kết hợp giải pháp cải chính RTK đạt độ chính xác đến mức centimet. Dữ liệu cải chính từ máy trạm Base được truyền cho máy đo

Rover bằng tại Việt Nam hoặc sóng Radio (kèm bộ Radio). Giải pháp

truyền dữ liệu 3G không bị giới hạn về khoảng cách, không gian, vật cản giữa trạm Base và máy đo Rover như công nghệ thu phát sóng Radio truyền thống. - Ngoài ra, nhờ áp dụng công nghệ phần cứng, chíp vi xử lý hiện đại theo công nghệ sản xuất board mạch, linh kiện hiện nay, sử dụng nguồn điện

đầu vào 5V công xuất tiêu thụ thấp (nguồn điện chuẩn cho hầu hết các thiết bị

cầm tay, điện thoại, máy tính bảng hiện nay) nên SQ-GNSS có chi phí sản xuất thấp, kích thước nhỏ gọn nhẹ, thời gian dùng pin rất lâu từ 12-14 giờ cho 1 pin 10.000 mah (pin kèm theo máy).

- Mỗi thiết bị SQ-GNSS đều có thể đóng vai trò như trạm Base hoặc

máy đo Rover (dễ dàng chuyển đổi vai trò bằng ứng dụng). Do đó, khi kết hợp 2-3 bộ có thể vận hành theo mô hình 1 trạm Base cho 3-5 máy đo Rover.

Ngoài ra, mỗi thiết bị SQ-GNSS đều có thể đo độc lập, lưu dữ liệu cạnh thô,

tham gia công tác đo cạnh tĩnh (đo tĩnh).

- Hệ thống phần mềm ứng dụng cấu hình thiết bị, phần mềm vận hành truyền dữ liệu tại trạm Base và phần mềm nhật ký điểm đo trên máy Rover được phát triển

với giao diện tiếng Việt, thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng. Các ứng dụng hỗ trợ chuyển đổi và hiển thị giá trị tọa độ điểm đo trực tiếp giữa WGS84 và các hệ khác, hỗ trợ mặc định hệ tọa độ VN2000, hỗ trợ khai báo thông số hệ tọa độ mới.

- Đặc biệt, tất cả ứng dụng đều chạy trên các thiết bị điện thoại thông minh hệ điều hành Android (hệ điều hành phổ biển nhất thế giới hiện nay). Mọi điện thoại, máy tính bảng dùng HĐH Android đều có thể tải vềvà cài đặt miễn phí dễ dàng từ Cửa Hàng Ứng Dụng của Google (Google Play Store). Các ứng dụng gọn nhẹ không yêu cầu cấu hình đặc biệt, vì thế có thể dùng

được trên các điện thoại chạy hệ điều hành Android có giá bình dân nhất trên thịtrường hiện nay.

* 1 bộ RTK SQ-GNSS bao gồm:

- 01 thiết bị SQ-GNSS (đều có thể sử dụng làm Base / Rover / Đo tĩnh độc lập) - 01 RTK Anten GPS L1/L2 + BDS B1/B2/B3 + GLONASS G1/G2 - 02 cáp Anten, 3 mét mỗi sợi. - 01 pin 10.000 mAh - 01 cáp nguồn - 01 cáp dữ liệu DB9 + Nguồn - 01 đầu chuyển Anten

- 01 sạc cổng USB - 01 cáp sạc USB - 01 Ba lô

- Hộp nhựa chuyên dụng (01 hộp dùng chung cho 02 bộ)

2.3.2.2.Thông sốkĩ thuật

Tên máy SQ-GNSS

Số lượng kênh thu đồng thời 192 kênh

Hệ thống vệ tinh định vị GPS L1+L2, Glonass G1, Beidou B1+B3

Công nghệ cải chính RTK Có hỗ trợ, đạt sai số đến centimet Tần số xuất tọa độ Tối đa 10Hz (10 vị trí trong 1 giây)

Độ chính xác khi đo độc lập Phương ngang: 1,5 m, phương đứng 3,0 m

Độ chính xác RTK P.ngang: 1cm + 1ppm, P.đứng: 1,5cm +

1ppm

Độ chính xác khi di chuyển 0,03m/s

Thời gian xác định tọa độ lần

đầu Nhỏ hơn 50 giây

Thời gian khởi động Nhỏ hơn 10 giây

Cổng giao tiếp Cổng COM DB9-RS232, Bluetooth

Nguồn điện 5V

Công suất 2.5 W

2.3.3.3.Các Phần mềm đo

- Thiết bị sử dụng phần mềm đo SQ-GNSS do tác giả Nguyễn Minh

Quang phát triển.

+ Phần mềm SQ-GNSS Base station : Dùng để kết nối thiết bị SQ-

+ Phần mềm SQ-GNSS Config: Ứng dụng dùng để lưu dữ liệu đo tĩnh

cho thiết bịđịnh vị SQ-GNSS vào file dữ liệu thô.

+ Phần mềm SQ-GNSS Đo tĩnh : Phương pháp đo tĩnh được sử dụng để xác định hiệu toạ độ (hay vị trí tương hỗ) giữa hai điểm xét với độ chính xác cao, thường là nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác trắc địa địa hình.

+ Phần mềm SQ-GNSS Rover ( đo động): Phương pháp đo động cho phép xác định vị trí tương đối của hàng loạt điểm so với điểm đã biết , trong đó tại mỗi điểm đo chỉ cần thu tín hiệu trong vòng một phút

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết, xây dựng bản đồ địa chính1/2000

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Khu vực xứ đồng Đồi 302 thuộc thôn Đức An, Xã Đức Mạnh- Huyện

Đắk Mil - Tỉnh Đắk Nông.

3.2. ĐỊA ĐIỂMVÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: khu vực xứ đồng Đồi 302 thôn Đức An, Xã

Đức Mạnh, Huyện Đắk Mil, Tỉnh Đắk Nông.

- Địa điểm thực tập: Đội sản xuất số 5-công ty CP Tài Nguyên Và Môi

Trường Phương Bắc.

3.2.2. Thời gian tiến hành

-Thời gian thực hiện đề tài:. Từ 10 tháng 6 đến ngày 28 tháng 9 năm 2018

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Điều kiện tự nhiên–kinh tế xã hội xã Đức Mạnh

3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 3.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.3.2. Công tác thành lập bản đồ địa chính xã Đức Mạnh,huyện Đắk Mil,Tỉnh Đắk Nông Mil,Tỉnh Đắk Nông

3.3.2.1. Sơ đồ quy trình 3.3.2.2. Thành lập lưới

3.3.2.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation, FAMIS.

3.3.3. Một số thuận lợi và khó khăn và đề xuất giải pháp trong quá tình đo đạc bản đồ địa chính xã Đức Mạnh,huyện Đắk Mil,tỉnh Đắk Nông. đạc bản đồ địa chính xã Đức Mạnh,huyện Đắk Mil,tỉnh Đắk Nông.

3.3.3.1. Thuận lợi 3.3.3.2. Khó khăn

3.3.3.3. Đề xuất giải pháp

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân xã Đức Mạnh, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Mil về các điểm độ cao,

địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài,đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽđểcó phương án bốtrí đo vẽ thích hợp.

3.4.2. Phương pháp đo đạc ngoại nghiệp

a. Chuẩn bị máy móc:

- 1 bộ máy GPS RTK-SQ GNSS do Mỹ sản xuất phục vụ cho công tác đo vẽ lưới và đochi tiết.

- 1 chiếc diện thoại ANDROID có kết nối 3g và BLUETOOTH.

- 1 chiếc xe máy Honda phục vụ di chuyển .

b. Nhân lực:

- 1 người cho mỗi máy Rover.

Dụng cụ: sổ ghi chép, bút, cọc, sơn, để đánh dấu.

3.4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu bằng phần mêm total commander

- Sử dụng sợi cáp USB để đưa dữ liệu từ điện thại sang máy tính để sử

lý số liệu bằng phần mềm

3.4.4. Phương pháp biên tập bản đồ địa chính bng phn mm Famis và Microstation. Microstation.

- Nhập số liệu đo chi tiết;Thành lập bản vẽ; Sửa lỗi; Tạo topology (tâm thửa);Đánh số hiệu thửa;Vẽ nhãn thửa; Kiểm tra kết quả đo;In bản đồ; Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vịtrí địa lý

Hình 4.1: Vị trí xã Đức Mạnh

- Đức Mạnh là một xã thuộc huyệnĐăk Mil tỉnhĐăk Nông. Đây là một địa phương có Quốc lộ 14đi qua.

Diện tích: 82,06 km² Dân số: 11565 người

- Địa giới hành chính: xã này nằm giáp các xã: Phía Đông Long Sơn, Đăk R'La, Phía Tây thị trấn Đăk Mil, Phía Nam Đức Minh, Đăk Sắk, Phía

Bắc Đăk Lao

- Xã Đức mạnh gồm 18 thôn: Đức Vinh; Đức Hòa; Đức An; Đức Hiệp; Đức Ái; Đức Nghĩa; Đức Tân; Đức Lợi; Đức Thắng; Đức Thành; Đức Lệ A; Đức Lệ B; Đức Trung; Đức Lộc; Đức Phúc ;Đức Trung;Đức Sơn;Đức Bình.

- Trên địa bàn xã có nhiều khu xứ đồng cà phê, trong đó lớn nhất phải kể đến: Xứ đồng Suối con-xứ đồng Đồi ma ( thôn Đức Thuận); xứ đồng Đồi 302 (thôn Đức An); xứ đồng Thác Khôn; ngoài ra con có các khu xứ đồng khác như: Xứ đồng đồi trung đoàn (thôn Đức Vinh), Đồng rộng( thôn Đức Lệ A), Đồi mì-Bầu cỏ (Thôn Đức Hòa), Khe đá (thôn Đức Lộc)…với diện tích vừa và nhỏ.

- Trong địa bàn xã có 2 khu đồng ruộng lớn canh tác lúa nước nằm ở 2

thôn: Đức HòaĐức Vinh.

- Thôn Đức An là thôn gồm nhiều đồi núi cao và dốc với tổng diện tích

trên 900ha, với 150 hộ dân sinh sống. Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, sườn thoải. Cơ cấu cây trồng của thôn chủ yếu là các cây lâu năm như: Cao su, hồ tiêu, cà phê…

- Xứ đồng 302là một xứ đồngvới tổng diện tích trên 400ha.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình: Xã Đức Mạnh có địa hình tương đối cao, thấp dần từ Nam xuống Bắc. Địa hình có xen kẽ giữa các núi cao với các con suối nhỏ tạo

thành các thung lũng thấp,trũng. Xã có 2 khu vực đồng bằng lớn canh tác lúa

nước thuộc địa bàn 2 xã: Đức Vinh và Đức Hòa.

Giao thông: Xã Đức Mạnh cách trung tâm Thị Trấn Đắk Mil khoảng

3km và cách thành Phố Buôn Mê Thuột khoảng 60km đường giao thông đi lại thuận tiện, rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Các tuyến đường giao thông nội bộ trong xã Đức Mạnh còn một phần chưa được rải nhựa hoặc bê tông hoá nên chất lượng còn kém, lầy lội về mùa mưa và bụi bặm về mùa

khô , gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Đức Mạnh vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm; mùa khô từtháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

4.1.1.4. Thủy văn

Xã Đức Mạnh có mạng lưới sông suối nhỏ:ao,hồ tương đối dày đặc, nhiều nước rất thuận lợi cho tưới tiêu.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Xã Đức Mạnh là một xã tương đối phát triển của huyện Đắk Mil,mức sống của người dân tương đối ổn định. Cơ cấu cây trồng của xã tập trung vào những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mắc ca, ca cao...và 1 số loại cây ăn quả có giá trị cao như: Sầu riêng,

chôm chộm,mãng cầu, chanh dây...

Hiện tại xã Đức Mạnh đang dần chuyển mình xây dựng cơ sở hạ tầng,

đi đôi với việc phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của

người dân trong xã.

4.1.2.2. Điều kiện xã hội

+ Nhân khẩu:11565 nhân khẩu .

+ Khoảng 80% dân sốtheo đạo thiên chúa.

4.1.2.3. Đánh giá tiềm năng của xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

Có thế mạnh là nhiều đồi, núi thoải có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi đại gia súc. Có lực lượng lao động trẻ trình. Nhân dân sinh sống trên địa bàn cần cù lao động, có truyền thống văn hoá lâu đời,

tin tưởng vào chủtrương, đường lối của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước. Tình hình An ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội ổn định, tệ nạn xã hội ít.

4.2. CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ ĐỨC MẠNH,HUYỆN ĐẮK MIL,TỈNH ĐẮK NÔNG MẠNH,HUYỆN ĐẮK MIL,TỈNH ĐẮK NÔNG

4.2.1. Thành lập lưới

a. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu

Để phục vụ cho công tác đo đạc lưới khống chế đo vẽ cũng như cho

công tác thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát khu đo để đánh giá

mức độ thuận lợi, khó khăn của địa hình, địa vật đối với quá trình đo vẽ. Nhìn

chung địa hình không quá phức tạp, mức độ chia cắt không nhiều, do đó việc bốtrí lưới khống chế đo vẽkhông quá khó khăn.

Những tài liệu, số liệu thu thập được tại những cơ quan địa chính cấp huyện và cấp xã gồm 04 điểm địa chính lưới địa chính được phân bố đều trên toàn khu vực xã Đức Mạnh. Ngoài ra còn có các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, định hướng phát triển của xã trong những năm tới... Đây là

những tài liệu cần thiết, phục vụ hữu ích cho quá trình đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính cho khu vực xã Đức Mạnh.

- Thiết kếsơ bộlưới kinh vĩ:

Căn cứ vào hợp đồng của Công ty cổ phần Tài Nguyên và Môi Trường

Phương Bắc về việc đo đạc bản lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông,theo thông tư 25 của bộ tài nguyên hướng đẫn thành lập bản đồđịa chính từ các điểm địa chính trong xã. Lưới kinh vĩ được thống nhất thiết kế như sau:

-04 máy đặt tại 04 điểm địa chính cấp cao đóng vai trò máy chủ, sử

dụng máy SQ-GNSS RTK đo tĩnh lưu số liệu đo liên tục.

-Các máy còn lại chia ra thành từng cặp, sử dụng máy SQ-GNSS đo tĩnh lưu số liệu từng cặp kinh vĩ song song. Thời gian thu: 45 phút cho mỗi cặp.

-Máy chủ và máy con phải đồng thời lưu số liệu.

- Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn định,

các điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm và kiểm tra tiếp theo.

- Sau khi chọn điểm xong dùng cọc gỗcó kích thước 4 * 4 cm, dài 30 – 50 cm đóng tại vịtrí đã chọn, đóng đinh ởđầu cọc làm tâm, dùng sơn đỏđánh

dấu cho dễ nhận biết.

- Kích thước cọc và chỉtiêu kĩ thuật phải tuân theo Thông Tư 25 của Bộ

Tài Nguyên hướng đẫn thành lập bản đồ địa chính quy phạm thành lập bản

đồđịa chính của Bộ TN – MT

Trong quá trình chọn điểm kinh vĩ đã thu được kết quảnhư sau.

Tổng sốđiểm địa chính: 04

Tổng sốđiểm lưới kinh vĩ: 134 điểm chia thành 67 cặp điểm kinh vĩ.

b. bình sai lưới cấp

- Xử lý bằng phần mềm DPSURVEY

- Tiến hành kiểm tra toàn bộ số liệu đo giữa sổ đo và File số liệu đo.

- Lưới kinh vĩ được tính toán, bình sai chặt chẽ thành một mạng chung cho toàn bộ khu đo.

- Tính đồngthời tọa độ và độ cao các điểm kinh vĩ.

- Các cạnh (BaseLine) của lưới GPS được xử lý tính toán bằng phần mềm DPSURVEY.

- Tính khái lược cạnh được tiến hành theo chương trình DPSURVEY.

c. Sau khi tính cạnh trong toàn bộ lưới, tiến hành tính sai số khép hình

theo sơ đồ đo.

-Công tác tính toán bình sai lưới được thực hiện bằng phần mềm

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng công nghệ GNSSRTK vào việc thành lập mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1 2000 khu vực đất nông nghiệp tại xã đức mạnh, huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 34)