Phương án móng cọc khoan nhồi

Một phần của tài liệu Thiết kế chung cư an dương vương (Trang 95 - 96)

Vật liệu sử dụng

+ Tham chiếu kết quả vật liệu ở Chương 2.

Giới thiệu sơ lược về cọc khoan nhồi

+ Cọc khoan nhồi là loại cọc được đúc bê tông tại chỗ vào trong lỗ trống được đào hoặc khoan trong lòng đất, tiết diện ngang là tròn. Cọc khoan nhồi có thể không có cốt thép chịu lực khi các tải trọng công trình chỉ gây ra ứng suất nén trong thân cọc. Trong trường hợp cần cốt thép chịu mô men do tải trọng ngang hoặc chịu tải nén cùng với bê tông, thực tế hiện nay cốt thép thường không cắt mà kéo dài suốt chiều dài cọc.

Ưu điểm

+ Khả năng chịu tải trọng lớn, sức chịu tải của cọc khoan nhồi có thể đạt đến ngàn tấn nên thích hợp với các công trình nhà ở cao tầng, các công trình có tải trọng tương đối lớn . + Ít gây ảnh hưởng chấn động đến các công trình xung quanh, thích hợp cho việc xây chen ở các đô thị lớn, khắc phục được các nhược điểm trong điều kiện thi công hiện nay.

+ Có khả năng mở rộng đường kính và chiều dài cọc đến mức tối đa. Hiện nay có thể sử dụng các cọc khoan nhồi có đường kính từ 600 ÷ 2500mm hoặc lớn hơn. Trong điều kiện thi công cho phép, có thể mở rộng đáy cọc với các hình dạng khác nhau như các nước phát triển đã thử nghiệm.

Nhược điểm

+ Theo tổng kết sơ bộ, đối với những công trình là nhà cao tầng không lớn lắm (dưới 12 tầng), kinh phí xây dựng nền móng thuờng lớn hơn 2-2.5 lần khi so sánh với cọc ép. Tuy nhiên nếu số lượng tầng lớn hơn dẫn đến tải trọng công trình lớn thì giải pháp cọc khoan nhồi lại trở nên hợp lý.

+ Công nghệ thi công đòi hỏi kỹ thuật thuật cao, để tránh các hiện tượng phân tầng (có lỗ hổng trong bêtông) khi thi công đổ bêtông dưới nước có áp, các dòng thấm lớn hoặc di qua các lớp đất yếu có chiều dày lớn (các loại bùn, cát hạt nhỏ, cát bụi bão hoà thấm nước).

Cấu tạo cọc và đài cọc Đài cọc

+ Chọn sơ bộ đài cọc là 2000 (mm).

Cọc khoan nhồi

+ Để chọn đường kính cọc và chiều sâu mũi thích hợp nhất cho điều kiện địa chất và tải trọng công trình, cần phải đưa ra phương án kích thước khác nhau để so sánh và lựa chọn. Trong đồ án sinh viên chọn đường kính cọc D = 1000 mm phù hợp với điều kiện đất nền và khả năng thi công cọc khoan nhồi hiện nay.

+ Đoạn cọc ngàm vào đài và đập đầu cọc: Lngàm = 0.1 m

+ Chọn cọc ngàm vào lớp đất số 5 một đoạn 20 m + Chiều dài cọc tính từ đáy đài:

Ltt = 3.15+6.2+20= 29.35 m. + Chiều dài cọc kể cả đoạn ngàm :

Lcọc = Ltt + Lngàm = 29.35 + 0.1 = 29.45 m

SVTH: LÊ KHĂC HOÀI MSSV 16349009 Trang 95

Lmũi = 29.35+(2+3.65)= 35 m

Một phần của tài liệu Thiết kế chung cư an dương vương (Trang 95 - 96)