LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÓNG

Một phần của tài liệu Chung cư cao cấp lala land (Trang 87)

6. Điểm: (Bằng chữ: )

5.2. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÓNG

- Cọc khoan nhồi được thi công bằng cách khoan tạo lỗ đến chiều sâu yêu cầu, sau đó đổ bê tông hoặc bê tông cốt thép. Thân cọc khoan nhồi có thể dạng hình trụ hoặc có chân mở rộng. Thông thường cọc khoan nhồi có đường kính phải từ 600 mm trở lên hoặc lớn hơn. Đường kính cọc khoan nhồi có thể đến 3m hoặc lớn hơn. Cọc khoan nhồi có thể mở rộng chân hoặc không mở rộng chân. Chiều dài cọc có thể lên đến 50m hoặc lớn hơn.

- Ưu điểm:

 Không phải sử dụng đài cọc vì có thể đặt thép chờ cho cột trong bê tông còn ướt

 Khi thiết kế thì số cọc ít đi vì đường kính lớn.

 Giảm được tiếng ồn và chấn động khi thi công so với móng cọc đúc sẵn.

 Có thể xuyên qua lớp cuội sỏi mà cọc ép không thể xuyên qua.

 Dễ dàng mở rộng phần trên của cọc khoan nhồi để chịu moment uốn.

 Đường kính cọc khoan nhồi lớn nên có thể tiến hành thí nghiệm bán nén để xác định khả năng chịu tải của đất nền ở đáy hố khoan.

- Nhược điểm:

 Không kinh tế nếu lớp đất tốt nằm quá sâu, giá thành quá cao do kỹ thuật thi công phức tạp.

 Thời tiết xấu ảnh hưởng đến công tác khoan cũng như công tác đổ bê tông.

 Thành hố khoan dễ sụp lở nếu thi công không tốt.

 Phải dọn dẹp vữa sét, cũng như đất đào.

 Ma sát thân cọc có thể giảm đi đáng kể so với cọc đóng hoặc cọc ép .

 Biện pháp kiểm tra chất lượng cọc thường phức tạp gây tốn kém.

Một phần của tài liệu Chung cư cao cấp lala land (Trang 87)