Kiểm tra theo dõi chế độ làm việc của hệ thống

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm xử lý nước thải cho bệnh viện đa khoa châu đức bà rịa vũng tàu công suất 350 m3 ngày đêm (Trang 121)

8 Kế hoạch thực hiện – thời gian

6.2.1 Kiểm tra theo dõi chế độ làm việc của hệ thống

Để hệ thống hoạt động bình thường phải thường xuyên kiểm tra chế độ công tác của từng công trình đơn vị.

Đồng thời tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu:

- Lượng nước chảy vào từng công trình của trạm.

- Lượng điện tiêu thụ đáp ứng cho nhu cầu xử lý.

- Hiệu suất làm việc của các công trình theo số liệu phân tích hóa học và vi sinh vật trước và sau khi xử lý.

- Liều lượng bùn hoạt tính trong bể Aerotank và bể MBR.

- Giữ lượng DO trong bể Aerotank và bể MBR duy trì ổn định ở giá trị 2 – 4 mg/l. Điều quan trọng là phải xem lưu lượng nước thải thực tế vào hệ thống xử lý có đúng với lưu lượng thiết kế không.

Đối với mỗi công trình, thì cần lấy mẫu nước theo thời gian nước lưu lại trong đó. Vì thành phần của nước thay đổi theo thời gian, cho nên mỗi tháng nên lấy một lần theo giờ để phân tích.

Mỗi quý một lần phải tiến hành phân tích một cách hoàn chỉnh toàn bộ nước thải trước và sau khi xử lý. Phải lấy mẫu nước qua từng khoảng thời gian nhất định trong ngày để phân tích.

Những mẫu nước để phân tích phải lấy ở những điểm và chiều sâu nhất định tùy người phụ trách quy định.

Cần kết hợp quan sát các thông số vật lý: độ màu, độ đục, lớp bọt trong bể, dòng chảy,…

Đối với người vận hành hệ thống, phải đảm bảo: - Nắm vững công nghệ.

- Theo dõi, phân tích định kỳ, quan sát sự biến động của nước thải và các yếu tố bất thường.

- Ghi chép, lưu trữ thông tin chính xác, dễ tìm. Trong quá trình quan sát vận hành:

- Sự thay đổi màu thể hiện hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý, chất lơ lửng dạng rã, mịn cũng gây ra mùi, màu của chính nước thải nguyên thủy. Hệ thống hoạt động tốt thường không gây ra mùi.

- Trong đó, bọt thể hiện rõ nhất tình trạng làm việc của hệ thống. Nếu xảy ra các hiện tượng:

• Quá nhiều bọt trắng: sinh khối đang trong giai đoạn thích nghi hay hồi phục do quá tải, thiếu oxy, thiếu dưỡng chất, nhiệt độ biến đổi, hàm lượng chất hoạt động bề mặt cao, hiện diện của chất độc.

• Bọt nâu: vi khuẩn hình que, thiếu dưỡng chất, tạo sinh khối dày đặc, tải trọng hữu cơ thấp, nước thải có chứa dầu mỡ.

• Bọt đen: nước có màu, thiếu oxy, quá tải, kèm theo mùi tanh của bùn. Bùn tốt nhất là bùn có màu socola và màu vàng nâu nhạt.

6.2.2Kiểm tra các chỉ tiêu công tác của từng hệ thống:

Đối với công trình:

- Song chắn rác: xác định lượng rác bị giữ lại.

- Bể lắng cát – tách dầu: xác định lượng cặn, dầu giữ lại được. - Hố thu gom: lượng nước chứa trong bể.

- Bể điều hòa: cần xem xét thường xuyên hệ thống cung cấp khí và chất lượng nước vào bể.

- Bể keo tụ, tạo bông: đánh giá khả năng tạo bông và kích thước bông bùn tạo thành. - Bể lắng: đánh giá hàm lượng chất rắn lơ lửng bị giữ lại trong bể và trôi đi. - Bể thiếu khí, bể hiếu khí: thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lượng không khí vào bể tương ứng với lượng oxy hòa tan và mức độ yêu cầu xử lý.

- Bể MBR: thường xuyên kiểm tra độ bùn trong bể, áp suất thẩm thấu của màng, lượng không khí vào bể tương ứng với lượng oxy hòa tan và mức độ yêu cầu xử lý.

- Bể nén bùn: chất lượng bùn trước và sau khi ra khỏi bể nén.

Việc phân tích phải tiến hành thường xuyên mỗi ngày. Đối với mỗi công trình phải có sổ riêng, trong đó phải ghi chép đầy đủ các số liệu phân tích đặc trưng cho hiệu suất xử lý cũng như tất cả các hiện tượng bất thường xảy ra.

6.2.3Định kỳ vệ sinh hệ thống và bảo trì máy móc:

Công tác bảo trì thiết bị, đường ống cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động tốt, không xảy ra các sự cố.

Các công tác bảo trì hệ thống:

➢ Lấy rác ở song chắn. Làm sạch máng tràn. Vớt vật nổi trên bề mặt của bể lắng.

➢ Điều chỉnh lượng bùn dư bằng cách chỉnh dòng bùn tuần hoàn để giữ cho thể tích bùn ở mức ổn định.

➢ Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị.

Hệ thống đường ống: thường xuyên kiểm tra các đường ống trong hệ thống xử lý, nếu có rò rỉ hoặc tắc nghẽn cần có biện pháp xử lý kịp thời. Kiểm tra đường ống dẫn khí xem có bị thất thoát hay không.

Máy bơm: Kiểm tra bơm có hoạt động tốt hay không. Nếu bơm hoạt đọng mà không có nước cần kiểm tra:

- Nguồn điện cung cấp có bình thường không. - Cánh bơm có bị chèn bởi các vật lạ không. - Động cơ bơm có bị cháy hay không.

- Khi bơm phát ra tiếng kêu lạ cũng cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm các nguyên nhân để khắc phục sự cố trên. Cần sửa chữa bơm theo từng trường hợp cụ thể.

Máy thổi khí: giống như máy bơm, máy thỏi khí cũng cần được kiểm tra, làm vệ sinh thường xuyên.

6.3 Các sự cố và biện pháp khắc phục:

Nước thải sau khi xử lý và được thải ra hệ thống cống thải chung của thị trấn phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nước thải loại A. Vì vậy phải quản lý tốt và thường xuyên theo dõi, kiểm tra các công trình đơn vị.

Trong quá trình vận hành hệ thống sẽ không tránh khỏi việc xảy ra một số sự cố, và khi đó sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau.

Bảng 6.1: Bảng các sự cố về kỹ thuật

STT Các sự cố Ảnh hưởng Giải pháp

1 Mất điện cục bộ

Thiếu thức ăn cần thiết cung cấp cho vi sinhh vật. Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt tính của vi sinh vật như quần thể vi sinh bị đói, chết sẽ bị trôi ra ngoài.

Làm tăng lượng cặn lơ lửng trong nước thải sang bể MBR.

Liên tục cung cấp oxycho hệ thống để tránh gây ra hiện kị khí gây mùi.

Giảm lượng nước thải vào hệ thống sinh học khoảng 20 – 30% và cung cấp dinh dưỡng nếu cần thiết.

2 Hỏng bơm

Kiểm tra giống như khi bảo trì bơm.

Trang bị 2 bơm vừa để dự phòng, hoạt động luân phiên hoặc đồng thời với lưu lượng lớn hơn công suất bơm.

Ngoài ra có một bơm dự phòng để hoạt động lúc sưa chữa bơm bị hư hoặc thay thế bơm khác.

STT Các sự cố Ảnh hưởng Giải pháp

3 Sục khí

Nếu nguồn cung cấp oxy bị cắt hoặc ngay cả khi cung cấp hạn chế thì sinh khối sẽ bị sẫm màu, tỏa mui khó chịu và chất lượng nước sau xử lý sẽ bị suy giảm

Cần giảm ngay lưu lượng nước thải cung cấp hoặc ngưng hẳn.

4 Cúp điện Cần có nguồn điện dự phòng khi xảy ra sự cố (máy phát điện).

Bảng 6.2: Bảng các sự cố về sinh khối

STT Các sự cố Nguyên nhân Giải pháp

1

Hệ thống phân phối khí bị nghẹt

Chất rắn lắng gây nghẹt Tăng cường sục khí và tăng tốc độ sục khí.

2

Bùn trở nên đen và có mùi.

Do hàm lượng oxy hòa tan trong bể thấp

Tăng cường thổi khí.

3 Bọt khí không đều hoặc bị khuyết Do hệ thống phân phối khí bị hư hoặc bị nứt.

Tiến hành thay thế thiết bị phân phối khí hoặc hàn lại đường ống.

4

Bùn đen trong bể lắng nổi lên

Thời gian lưu bùn quá lâu

Cần thường xuyên loại bỏ bùn

6.4 An toàn lao động:

Khi công nhân làm việc phải đặc biệt chú ý đến an toàn lao động. Hướng dẫn họ về cấu tạo và chức năng từng công trình, kỹ thuật quản ký và an toàn, đồng thời hướng dẫn họ cách sử dụng máy móc và thiết bị, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước thải.

Công nhân làm việc phải được trang bị quần áo, nón bảo hộ và các thiết bị bảo hộ khác. Trong khu vực trạm xử ký cũng cần trang bị bình chữa cháy để phòng chống cháy nổ.

6.5 Bảo trì:

Công tác bảo trì thiết bị, đường ống phải được tiến hành thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, không xảy ra sự cố nào.

Định kỳ thực hiện công tác vệ sinh thiết bị theo đúng yêu cầu thiết kế hoặc 3 tháng vệ sinh, súc rửa một lần các thiết bị khác, tránh tình trạng đóng cặn trên thành thiết bị

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

7.1 Kết luận:

Tùy thuộc vào đặc tính của nguồn nước thải mà phương pháp và công nghệ xử lý sẽ khác nhau, đặc biệt đối với nước thải bệnh viện thì đặc trưng các chất hữu cơ và các chất hoạt động bề mặt.

Để đạt chất lượng nước xả thải ra môi trường theo QCVN28:2010/BTNMT, Cột A thì em đã đề xuất dây chuyền công nghệ bao gồm: giai đoạn xử lý cơ học để tách cát, giai đoạn xử lý hóa học để loại bỏ các chất hoạt động bề mặt và giai đoạn xử lý sinh học để xử lý nitơ và photpho.

Cùng với đó là sự kết hợp công nghệ màng MBR thay thế cho cả ba công trình lắng, lọc và khử trùng. Việc tích hợp các phương pháp này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và đồng thời tiết kiệm được diện tích mặt bằng khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện.

7.2 Kiến nghị:

Chất lượng nước đầu ra của hệ thống đạt cột A nên có thể tái sử dụng cho mục đích tưới cây, vệ sinh, tắm giặt,…nhưng vẫn còn hạn chế do tâm lý người sử dụng.

Ngoài ra, do đây là công nghệ mới nên đòi hỏi người vận hành có trình độ chuyên môn trong việc vận hành trạm xử lý nước thải. Trong quá trình vân hành các bể xử lý sinh học cần theo dõi và vận hành hợp lý để đảm bảo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của vi sinh vật. Bên cạnh đó, cần đầu tư và áp dụng công nghệ tiên tiến hơn nữa để hệ thống hoàn thiệ hơn và có thể áp dụng tốt nhất vào thực tế.

Đồng thời có biện pháp để nâng cao ý thức sử dụng nước sạch của mọi người trong biện viện một cách hợp lý và hiệu quả.

Nước thải là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm nước, làm thiếu nguồn nước sạch cung cấp cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Do đó cần có sự quan tâm nhiều hơn từ các cấp lãnh đạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đức Hạ – Xử lý nước thải đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật - 2006 2. PGS.TS. Hoàng Văn Huệ – Công nghệ môi trường – Tập 1 Xử lý nước – NXB

Xây dựng.

3. Lâm Minh Triết – Nguyễn thanh Hùng – Nguyễn Phước Dân, Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình, NXB Đại học Quốc gia

TP.HCM – 2010.

4. Lâm Minh Triết – Trần Hiếu Nhuệ, Xử lý nước thải – Wastewater Treatment Tập 1, NXB Xây dựng, HN – 2015.

5. Lâm Minh Triết – Trần Hiếu Nhuệ, Xử lý nước thải – Wastewater Treatment Tập 1, NXB Xây dựng, HN – 2015.

6. Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải quy mô vừa và nhỏ, NXB Khoa học kỹ thuật, HN - 2000.

7. Trịnh Xuân Lai, Tính toán và thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây dựng, HN – 2008.

8. TCVN 7957:2008 Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế.

PHỤ LỤC I: LỰA CHỌN SONG CHẮN RÁC THÔ

Bảng phân loại song chắn rác cơ giới.

Chọn song chắn rác tự động theo Catologue của hãng ShinMayWa Model VS – 1H có các thông số sau:

PHỤ LỤC II: LỰA CHỌN SONG CHẮN RÁC TINH 60S

PHỤ LỤC III: LỰA CHỌN ĐĨA THỔI KHÍ

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm xử lý nước thải cho bệnh viện đa khoa châu đức bà rịa vũng tàu công suất 350 m3 ngày đêm (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)