5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu:
3.1. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Đôn gÁ
TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế.
3.1.1. Tăng cường công tác tiếp thị.
- Ngân hàng nên xúc tiến việc tiếp thị đối với các khách hàng mới nhằm giới thiệu những khả năng mà ngân hàng có thể đáp ứng, kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Chủ động tiếp cận từng khách hàng, chọn lọc những nhóm khách hàng phù hợp, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới khách hàng nhằm đem lại lòng tin, sự tin tưởng của họ với ngân hàng.
- Định kỳ mở hội nghị khách hàng, từ đó có thể khắc phục những sai sót đồng thời phát huy những mặt mạnh. Ngoài ra ngân hàng có thể thực hiện khảo sát qua phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin liên quan. Qua đó giúp ngân hàng rút ra những dữ kiện hữu ích cho việc xây dựng phương án hành động, ứng xử thích hợp.
3.1.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định.
Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Do đó cán bộ thẩm định cần:
- Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của NHNN. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.
- Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.
- Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.
3.1.3. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay.
- Kiểm tra, kiểm soát là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Do đó:
- Cán bộ tín dụng phải phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề theo tình hình thực tế, theo số liệu cụ thể của công tác kiểm tra.
- Kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo kịp thời, thường xuyên, đánh giá sự việc một cách mau lẹ và đưa ra kết luận chính xác.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra chéo và kiểm tra bất ngờ giữa các khách hàng vay và các cán bộ tín dụng để thông tin được chính xác, trung thực trong quá trình cho khách hàng vay. Không những vậy, ngân hàng phải luôn tổ chức các khóa tập huấn cho các cán bộ, nhân viên thẩm định nhằm nâng cao kiến thức của bản thân và từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác thẩm định khách hàng vay.
- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi khách hàng trả nợ cho đến khi thanh lý hợp đồng, cần có các biện pháp xử lý đối với khách hàng không trả nợ đúng hạn.
3.1.4. Hoàn thiện quy trình, quy định đối với cho vay tiêu dùng phù hợp với từng đối tượng.
- DongA bank cần nghiên cứu sao cho biểu mẫu hồ sơ đơn giản, dễ hiểu nhất.
- Các bộ phận trong hệ thống phải phối hợp nhịp nhàng, thống nhất đảm bảo việc hoàn thành các thủ tục nhanh chóng cho khách hàng, từ khi khách hàng đến ngân hàng đến khi giải ngân.
- Cải thiện thời gian cung cấp dịch vụ từ khâu nhận hồ sơ đến khi hoàn tất hồ sơ, nhất là cải thiện thời gian thẩm định cho vay để đẩy nhanh quá trình phục vụ khách hàng.
3.1.5. Tăng chất lượng việc thu thập thông tin
- Trong buổi phỏng vấn cán bộ thẩm định cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình kinh doanh của khách hàng, của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp,.. Qua đây cán bộ thẩm định cũng có thể xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà khách hàng, doanh nghiệp đưa ra.
- Ngân hàng cũng cần tìm các nguồn thông tin khác về doanh nghiệp như: từ bạn hàng, cơ quan chủ quán doanh nghiệp đã có mối quan hệ tín dụng trước đây,.. Ngân hàng cũng có thể kiểm tra chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp thông qua các công ty kiểm toán để biết được tính chính xác và trung thực của báo cáo tài chính.
3.1.6. Tăng cường các hoạt động quảng bá
- Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo ở các kênh: quảng cáo trên báo giấy và tạp chí, quảng cáo trên đài radio, quảng cáo trên các website, quảng cáo trên các kênh nội bộ DongA bank.
- Xây dựng chương trình chăm sóc, ưu đãi cho khách hàng thường xuyên, khách hàng mới, khách hàng tiềm năng của ngân hàng.
- Chương trình ưu đãi cho những khách hàng thực hiện trả lãi, trả tiền gốc đúng hạn.
- Đối với các hoạt động quan hệ công chúng ngân hàng cần đẩy mạnh các chương trình như: Phát triển các chương trình “Ngân hàng Đông Á cùng nông dân thoát nghèo – vượt khó”.
- Tổ chức các sự kiện, hội thảo để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về DongA bank và nhận phản hồi của khách hàng về sản phẩm cho vay để có thể cải thiện các sản phẩm đó tốt hơn nữa.
- Môi trường làm việc tại ngân hàng rất căn thẳng, áp lực về khách hàng cũng như công việc của mỗi nhân viên, vì đây là môi trường có nhiều rủi ro xảy ra nên công việc cần sự tập trung và tinh thần luôn vui vẻ. Vì vậy ngân hàng cần tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi nhân viên như: tổ chức du lịch cho nhân viên vào dịp hè, Tết và luôn có những chính sách chỗ ở cho nhân viên ở xa,… từ đó tạo môi trường làm việc thích thú đối với mỗi nhân viên ngân hàng và làm cho nhân viên có động lực tiếp tục với công việc mà họ yêu thích.
- Ngân hàng cần cải tiến và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ để có thể huy động nguồn vốn tối đa của người tiêu dùng. Khi đó, số lượng khách hàng đến giao dịch sẽ nhiều hơn, mang lại nguồn vốn huy động ngày càng phát triển của chi nhánh.
- Ngân hàng cần ứng dụng thêm những trang thiết bị mới để giảm bớt thời gian làm việc của nhân viên cũng như khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, nhân viên làm việc tránh trường hợp sai phạm nếu có thì cần xử lý nghiêm cho các nhân viên khác thấy được, nếu trường hợp làm tốt cần nêu gương cho tất cả nhân viên đều biết đến.
3.2.2. Đối với chính quyền địa phương.
- Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để hỗ trợ, giúp đỡ cho các ngân hàng thu hồi nợ khi đến hạn của khách hàng vay, nếu có tình huống xấu xảy ra thì sử dụng luật dân sự bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức tín dụng theo đúng pháp luật.
- Bên cạnh đó, chính quyền không chỉ hỗ trợ cho ngân hàng mà cũng giúp cho người dân một cách nhanh chóng trong việc hoàn thiện việc cấp sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu và các tài sản gắn liền với đất. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong giao dịch với khách hàng muốn vay vốn và cũng làm giảm bớt các thủ tục vay vốn tốn ít thời gian hơn.
PHẦN III. KẾT LUẬN
- Phát triển hoạt động CVTD vẫn là xu hướng tất yếu trong mọi hoạt động kinh doanh của NHTM hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng cao của người dân, đồng thời đó cũng là nhân tố làm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của đất nước nói chung và trên Thành phố Huế nói riêng. Trên cơ sở đề tài: “Hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế” đã tập trung giải quyết một số vấn đề như: Nêu lên những hạn chế của chi nhánh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó. Bên cạnh đó, cũng định hướng mở rộng các hoạt động CVTD của chi nhánh trên cơ sở lý thuyết và đánh giá phân tích qua các chỉ tiêu của ngân hàng.
- Nếu trước kia khách hàng của ngân hàng Đông Á chủ yếu là doanh nghiệp và người tiêu dùng ít sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Thì bây giờ ngân hàng Đông Á đã hướng tới chiến lược cung cấp các sản phẩm thích hợp với người tiêu dùng nhiều hơn nữa, trong đó có sự phát triển cho vay theo hình thức hội phụ nữ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân và đồng thời cũng giúp ngân hàng có nguồn huy động vốn tối đa.
- Do đó, hoạt động CVTD được đặt lên hàng đầu thì ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, từ đó khẳng định thế mạnh của mình trên địa bàn hoạt động. Đồng thời số lượng khách hàng sẽ đến ngân hàng giao dịch ngày càng tăng lên đáng kể.
- Nhìn chung, trong những năm trở lại đây họat động cho vay của chi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm và đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Nhưng bên cạnh đó, chi
nếu chi nhánh khắc phục tốt những đều này thì DongA bank sẽ còn phát triển xa hơn nữa trên con đường phát triển hoạt động cho vay của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
2. Nguyễn Minh Kiều (2013), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính.
3. Quốc hội (2010), Luật tổ chức tín dụng – Luật số 47/2010/QH12
4. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính – tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Tổng hợp báo cáo giai đoạn 2016-2018 của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế.
6. Nguyễn Thị Thùy Nhung (2019), “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh Tế Huế.
7. Hà Thị Thuận (2018), “Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh Tế Huế.
8. Các tài liệu từ internet.
https://luanvan1080.com/cho-vay-tieu-dung-ngan-hang.html
https://trithuccongdong.net/khai-niem-phan-loai-va-dac-diem-cua-cho-vay-tieu- dung-la-gi.html