Phương hướng giải quyết

Một phần của tài liệu Chuyên đề môn dân số phát triển - Mối quan hệ giữa vấn đề dân số với môi trường (Trang 28 - 30)

Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác động tiêu cực hay tích cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người ở cả hai mặt. Từ những thực trạng môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân chúng ta thấy rằng, môi trường có tác động rất lớn và trực tiếp đến chất lượng dân số. Chất lượng môi trường và chất lượng dân số có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chất lượng môi trường là cơ sở cho chất lượng dân số, còn chất lượng dân số là tiền đề cho chất lượng môi trường.

Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường để nâng cao chất lượng dân số. Con người vẫn là nguyên nhân chủ quan chính yếu của mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội. Do đó trong bất cứ giải quyết vấn đề nào thì việc tác động đến ý thức người dân là điều đầu tiên cần phải thực hiện. Chất lượng môi trường có tác động trực tiếp đến tác động dân số, chất lượng dân số ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Một số giải pháp cho vấn đề dân số và môi trường ở Việt Nam có thể kể đến như sau: Một là, thực hiện vấn đề kế hoạch hóa dân cư, hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh, giữ tỷ lệ sinh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, cần có những biện pháp quy hoạch khu dân cư, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên, các khu công nghiệp chế xuất... Phải đảm bảo giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường tới khu vực dân cư sinh sống.

Thực tế ở nước ta hiện nay, việc sử dụng nguyên liệu thô cho sản xuất và xuất khẩu còn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này thể hiện việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lý và hiệu quả thấp. Việt Nam không có lợi thế về đất đai tự nhiên: diện tích đất đai bình quân là 0,41 ha/người, chỉ bằng 1/6 diện tích tự nhiên bình quân đầu người của thế giới, thuộc hàng thấp nhất thế giới; mật độ dân số năm 2005 là 250 người/km2, cao gần gấp 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc. Diện tích rừng và độ che phủ của Việt Nam ở mức trung bình của thế giới, trữ lượng gỗ bình quân đầu người rất thấp (7,5m3/người), chỉ bằng 44,1% mức trữ lượng bình quân của khu vực (17m3/người). Để bảo đảm cho phát triển bền vững, cần khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả và hợp lý.

Đối với nguồn tài nguyên hữu hạn không tái tạo được, cần khai thác và sử dụng tiết kiệm, đổi mới công nghệ gia công và thay thế nguyên liệu mới để giảm tỷ trọng loại nguyên liệu này trong giá thành sản phẩm. Đối với tài nguyên có thể tái tạo, cần kết hợp sử dụng hợp lý gắn với việc tái tạo, phục hồi. Về lâu dài, cần tìm mọi cách có thể để thay thế nguồn tài nguyên hữu hạn bằng nguồn tài nguyên vô hạn, tài nguyên không tái tạo bằng tài nguyên tái tạo và đặc biệt là thay thế bằng vật liệu mới, năng lượng mới do con người tạo ra, thân thiện với môi trường.

Tiếp theo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, khai thác, dịch vụ.. dần loại bỏ tình trạng sản xuất gây nguy hại đến môi trường, hướng tới nền sản xuất sạch, tạo sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, hạn chế hóa chất độc hại. Bên cạnh đó, cần xây dựng các chế tài hữu hiệu để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ rừng và các Quy định đã có của Chính phủ liên quan đến bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực, củng cố và nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan bảo vệ môi trường, đặc biệt là đạo đức của người thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường;

Mặt khác, tăng cường công tác giáo dục môi trường ở mọi cấp độ, mọi cộng đồng dân cư, làm cho họ có nhận thức đúng và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường; thực hiện song song với việc bổ sung điều chỉnh các quy định về một số điều trong luật pháp cho phù hợp ngày càng cao với thực tế cuộc sống.

Ngoài ra, Nhà nước có biện pháp hữu hiệu, giải pháp cụ thể trong chiến lược xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của mọi tầng lớp dân chúng và thực hiện đúng

chính sách dân số, tăng cường hơn nữa và nâng cao chất lượng nghiên cứu, đánh giá tác động và dự báo biến động môi trường để có biện pháp phòng tránh hữu hiệu. Đặc biệt là những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng từ những biến đổi của môi trường như bão, lốc, lũ lụt, hạn hán,...

VI. Kết luận

Bùng nổ dân số không chỉ tạo nên áp lực đối với nguồn tài nguyên mà còn là khâu liên kết dẫn tới các quá trình khai thác làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên đó. Quan điểm về mối quan hệ tương hỗ giữa dân số và điều kiện môi trường là mối quan hệ phức tạp, đa dạng và chứa đựng nhiều biến số. Môi trường là vấn đề quan trọng có tính quyết định trong sự phát triển và tiến hóa của nhân loại. Trong mối quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển, không thể tách rời vấn đề môi trường. Dân số tăng, kinh tế phát triển làm tăng mức sống đông thời làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường là hậu quả của gia tăng dân số. Báo cáo của UNICEF đã viết: “Sự tăng trưởng dân số thế giới đã làm tăng thêm sự nghiêm trọng cho khả năng bảo vệ cuộc sống của hành tinh chúng ta”.

Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể được thực hiện khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến môi trường, xã hội.

Một phần của tài liệu Chuyên đề môn dân số phát triển - Mối quan hệ giữa vấn đề dân số với môi trường (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w