Tổng hợp hiệu quả chung của Chi nhánh, thuộc Chi nhánh nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 51)

L Ờ IC ẢM ƠN

4.2.5. Tổng hợp hiệu quả chung của Chi nhánh, thuộc Chi nhánh nghiên cứu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kinh tế Chi nhánh là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao;

là đơn vị sản xuất tích cực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, cũng như chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Có thể nói, kinh tế

Chi nhánh là nhân tố mới ở nông thôn; là động lực mới, nối tiếp và phát huy

động lực của kinh tế hộ, góp phần vào quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất, gắn liền với quá trình phân công lao động nông thôn.

Chi nhánh thuộc Chi nhanh nghiên cứu phát triển động vật bản địa, xóm

Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương là Chi nhánh tổng hợp, gồm các loại hình chăn nuôi và trồng cỏ, trồng cây ăn quả…Trong những năm qua, Chi nhánh đã củng cố và phát triển tương đối tốt, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu,

tuy nhiên Chi nhánh vẫn đạt được những hiệu quả nhất định, cụ thể:

Bảng 4.9.Tổng hợp hiệu quả kinh tế của mô hình Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Các loại hình SXKD Tổng chi phí Tổng thu Hiệu quả SXKD 1 Trồng cỏ 81.560 344.485 262.925

2 Chăn nuôi Ngựa bạch 1.407.200 2.200.000 792.800

3 Chăn nuôi hươu 1.292.400 1.795.000 502.600

4 Chăn nuôi lợn rừng 1.728.690 2.070.000 341.310

5` Tổng hợp của Chi nhánh 4.509.850 6.409.485 1.899.635

Số liệu bảng trên cho ta thấy hiệu quả kinh tế của mô hình là 1.899.635 đồng chủ yếu thu từ các sản phẩm từ ngựa và hưu là 1.295.400.000 đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chi nhánh, một phầm được thu từ chăn nuôi lợn rừng và cỏ là 604.235.000 đồng. Phản ánh rất rõ về hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng phát triển động vật quý hiến mang lại giá trị king tế cao, tận dụng được thế mạnh của địa phương.

* Hiệu quả về mặt xã hội

Sự phát triển mô hình chăn nuôi này không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội. Kết quả được thể hiện rõ nhất làđóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Phú Lương.

Chi nhánh đã giải quyết việc làm cho lao động nông thôn số lao động được tạo việc làm thường xuyên 25 người, ngoài ra còn tạo việc làm cho 7 lao động thời vụ. Tuy nhiên, phần lớn lao động đều chưa qua đào tạo, nhưng lại có kinh nghiệm trong sản xuất nên vẫn có cơ hội làm việc, góp phần thay đổi một phần đời sống kinh tế của một số lao động nông thôn trên địa bàn xã Tức Tranh huyện Phú Lương. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa, thị trường phát triển mạnh, góp phần tích cực vào việc hoàn thành tiêu chí về nâng cao thu nhập và phát triển hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. Tạo việc làm mới, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, xây dựng mô hình kiểu mẫu trong xây dựng xã nông thôn mới đạt chuẩn.

* Hiệu quả về môi trường

Hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là vấn đề quan trọng, phân và nước thải là một nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường. Môi trường không đảm bảo và ô nhiễm sẽ làm giảm năng suất và sức khỏe của vật nuôi, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Chất thải của chi nhánh được xử lí bằng công nghệ Biogas, nước thải và phân sẽ theo các rảnh thu chảy ra hệ thống biogas đùng để đun nấu và tưới cỏ. Ngoài ra phân chuồng còn được ủ hoai mục tạo thành phân bón hữu cơ cho cây và không gây hại cho môi trường, góp phần thực hiện mô hình nông nghiệp sạch và an toàn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)