Kết quả nghiên cứu đặc điểm thân cành của cam sành và cam chanh Bố Hạ cho thấy, cam sành và cam chanh Bố Hạ thuộc dạng thân gỗ nhỏ, mọc thẳng, màu xanh đậm. Thân tròn ngắn, không gai, vỏ thân màu nâu mốc, phân cành ít, góc độ phân cành hẹp (từ 25-30o), cành sinh trưởng có gai nhỏ. Đặc điểm về chiều cao cây và đường kính tán của các dòng/giống cam Bố Hạ được thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Đặc điểm thân cành của cam sành và cam chanh Bố Hạ STT Dòng/giống Chiều cao cây
(cm)
Đường kính tán (cm) Đông - Tây Nam - Bắc
I Cam sành 127,03 52,43 70,03 1 Dòng CS1 146,0 71,0 71,4 2 Dòng CS2 100,1 42,4 41,0 3 Dòng CS4 122,0 37,0 60,0 4 Dòng CS5 140,1 59,3 107,7 II Cam chanh 141,8 103,8 94,3 5 CBH6 141,8 103,8 94,3
Kết quả nghiên cứu thểhiện trong bảng 4.1 cho thấy:
Trong các dòng cam sành 3 năm tuổi, chiều cao trung bình của cây tính từ mặt đất đến đỉnh ngọn cành cao nhất dao động từ 100,1 đến 146,0 cm, đường kính tán dao động từ 37,0 đến 71,0 cm (hướng Đông – Tây) và từ 41,0 đến 107,7 cm (hướng Nam –Bắc). Trong đó, dòng cam sành CS1 có chiều cao cây trung bình cao nhất (146,0 cm), dòng CS2 có chiều cao trung bình là thấp nhất (100,1 cm). Dòng CS1 và CS2 có tán tương đối đồng đều thể hiện ở đường kính tán theo hướng Đông – Tây và hướng Nam – Bắc tương đối đều nhau. Tuy nhiên, 2 dòng CS4 và CS5 có đường kính tán theo hướng Đông –Tây nhỏ hơn so với hướng Nam – Bắc.
Hình 4.2. Hình ảnh cây cam sành và cam chanh Bố Hạ A. Cây cam sành CS1-07, B. Cây cam chanh CBH17
Giống cam chanh Bố Hạ CBH6 có chiều cao cây trung bình đạt 141,8 cm, tán tương đối đồng đều với đường kính tán theo hướng Đông – Tây là 103,8 cm và theo hướng Nam Bắc là 94,3 cm.
Theo các kết quả nghiên cứu về các giống cam quýt trồng ở miền Bắc, quýt Bắc Sơn (Lạng Sơn), quýt Quang Thuận (Bắc Kạn), cây 8 năm tuổi thường có chiều cao từ 5 –6 m, đường kính tán từ 4 –5 m, tán hình ovan và thưa cành. Giống cam Sông Con có chiều cao cây từ 3 – 4 m, đường kính tán từ 2 – 3 m hình nơm ngược, độ phân cành thấp, cành không có gai. Cam vân Du cây cao 4-5m, đường kính tán từ 4-5m, tán rậm rạp hình tháp hoặc hình mâm xôi, cây có nhiều gai. Cam Naven có chiều cao cây 3-5m, đường kính tán từ 2-3m hình nơm ngược, độ phân cành thấp, cành không có gai. Cam sành Hàm Yên 3 năm tuổi có chiều cao trung bình khoảng 290 cm, đường kính tán trung bình là 265 cm, tán hình tháp, phân cành nhiều, góc độ phân cành hẹp [6]. Như vậy, cam sành và cam chanh Bố Hạ mang những đặc điểm chung của họ Cam quýt nhưng cũng có những đặc điểm riêng biệt.
Về số lượng cành cấp 1, cành cấp 2 và cành cấp 3 của cam sành và cam chanh Bố Hạ được thể hiện trong bảng 4.2 dưới đây:
Bảng 4.2. Số lượng cành cấp 1, cấp 2 và cấp 3 của cam sành và cam chanh Bố Hạ Dòng/giống Lần 1 (cành) Lần 2 (cành) Lần 3 (cành) Cành cấp 1 Cành cấp 2 Cành cấp 3 Cành cấp 1 Cành cấp 2 Cành cấp 3 Cành cấp 1 Cành cấp 2 Cành cấp 3 Cam sành Dòng CS1 4,0 13,2 10,1 4,1 13,1 19,1 4,1 16,8 19,1 Dòng CS2 4,2 6,8 9,7 4,4 9,0 9,3 4,4 9,0 9,3 Dòng CS4 4,0 11,0 15,0 4,0 16,0 15,0 4,0 16,0 15,0 Dòng CS5 2,8 11,2 13,0 2,8 11,2 13,0 2,8 11,5 13,0 Trung bình 3,8 10,6 12,0 3,8 12,3 14,1 3,8 13,3 14,1 Cam chanh CBH6 6,8 12,9 19,2 6.,8 14,9 19,2 6,8 14,9 19,2
Kết quả nghiên cứu thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy, đối với giống cam sành Bố Hạ, số lượng cành cấp 1 trung bình là 3,8 cành/cây; số lượng cành cấp 2 trung bình là 10,6 - 13,3 cành/cây, số lượng cành cấp 3 là 12,0 – 14,1 cành/cây. Tỷ lệ cành cấp 2/cành cấp 1 là 2,79 –3,50, tỷ lệ cành cấp 3/cành cấp 2 là 1,13 – 1,15. Đối với giống cam chanh Bố Hạ, tỷ lệ cành cấp 2/cành cấp 1 là 1,90 –2,19, tỷ lệ cành cấp 3/cành cấp 2 là 1,29 - 1,49.