Sự hình thành và phát triển nhâncách

Một phần của tài liệu Trọng tâm ôn tập tâm lý học đại cương (Trang 30 - 35)

1. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách

a. Bẩm sinh - di truyền

Di truyền có vai trò nhất định đối với một số đặc điểm sinh vật của thế hệ sau nhưng nó không đóng vai trò như vậy với những hiện tượng tâm lý và với nhân cách của con người

b. Hoàn cảnh sống

- Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách nhưng không trực tiếp mà gián tiếp qua quá trình tác động qua lại giữa con người với môi trường, qua hoạt động của con người trong môi trường đó.

- Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người chỉ được thực hiện trong một môi trường nhất định. Thông qua sự tiếp xúc với người lớn trong môi trường xã hội đứa trẻ nắm vững những tri thức, những kinh nghiệm xã hội lịch sử để chuẩn bị bước vào cuộc sống lao động, văn hoá của thời đại.

c. Giáo dục

- Giáo dục là một hoạt động tự giác của xã hội, là quá trình tác động tự giác, chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội.

* Giáo dục giữ vai trò chủ đạo:

+ Vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. + Truyền đạt kinh nghiệm.

+ Có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố bẩm sinh di truyền, đồng thời bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố đó gây ra.

+ Có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách

d. Hoạt động

- Hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. + Con người sẽ hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực của mình.

+ Thông qua hai quá trình xuất tâm ( đối tượng hoá ) và nhập tâm ( chủ thể hoá ): một mặt con người lĩnh hội được những tri thức kinh nghiệm, mặt khác bộc lộ được những lực lượng bản chất của mình vào xã hội.

g. Giao lưu

- Là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lí, nhân cách.

- Qua giao lưu con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội. Đồng thời qua giao lưu con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội.

- Trong quá trình giao lưu con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận thức được các mối quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình.

h. Tập thể

- Tập thể là một nhóm người, một bộ phận của xã hội được thống nhất lại theo những mục đích chung phục tùng các mục đích của xã hội.

- Nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành, bộc lộ và biến đổi trong tập thể và bằng tập thể.

2. Sự hoàn thiện nhân cách

- Thông qua việc cá nhân tự ý thức, tự rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình ở mức độ cao sẽ đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

V. Các thuộc tính tâm lí của nhân cách

1. Xu hướng

a. Định nghĩa: Là một thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân bao hàm trong nó một hệ thống những

động lực qui định tính tích cực hoạt động của cá nhân và qui định sự lựa chọn các thái độ của nó.

b. Các biểu hiện của xu hướng

- Đặc điểm của nhu cầu:

+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng

+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó qui định. + Nhu cầu có tính chu kỳ

+ Mang bản chất xã hội lịch sử.

* Hứng thú: Là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào vừa có ý nghĩa đối với đời sống của cá nhân

vừa có mang lại cho cá nhân sự khoái cảm.

- Vai trò của hứng thú:

|+ Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm tăng sức làm việc, làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách sáng tạo.

* Lí tưởng: Là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực tương đối hoàn chỉnh có sức lôi cuốn

con người vươn tới nó.

- Đặc điểm:

+ Vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lãng mạn. + Mang tính lịch sử và giai cấp.

- Vai trò của lý tưởng:

Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách. Nó có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người, trực tiếp tri phối sự hình thành và phát triển cá nhân.

* Thế giới quan: Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân được hình thành ở

mỗi người, xác định phương châm hành động của người đó.

2. Tính cách

a. Định nghĩa: Là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện

thực thể hiện trong hệ thống hành vi cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.

b. Bản chất của tính cách

- Nội dung của tính cách: Bao gồm một số thái độ cụ thể sau: +Thái độ đối với tập thể và xã hội.

+ Thái độ đối với bản thân. + Thái độ đối với tự nhiên

- Hình thức của tính cách: Là sự thể hiện cụ thể ra bên ngoài của hệ thống thái độ nói trên.

3. Khí chất

a. Định nghĩa: Là thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân biểu hiện ở cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái

hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.

b. Các kiểu khí chất

Kiểu thần kinh cơ bản

- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt - Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt - Kiểu mạnh mẽ, không cân bằng - Kiểu yếu Kiểu khí chất tương ứng Linh hoạt Trầm Nóng nảy Ưu tư * Đặc điểm chủ yếu của mỗi loại khí chất

- Khí chất linh hoạt: hoạt bát, vui vẻ, yêu đời, sống động, ham hiểu biết, cảm xúc không sâu,…….. - Khí chất trầm: chậm chạp, điềm tĩnh, chắc chắn, kiên trì,…….

- Khí chất nóng nảy: hành động nhanh, mạnh, hào hứng, nhiệt tình,….

4. Năng lực

a. Định nghĩa: Là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một

hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.

b. Các mức độ của năng lực

- Năng lực: Là mức độ nhất định của khả năng con người biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó.

- Tài năng: Là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó.

- Thiên tài: Là mức độ cao nhất của năng lực biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.

Một phần của tài liệu Trọng tâm ôn tập tâm lý học đại cương (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w